sau đọc đến đây có thơ rằng:
Hỗn nhất Trung Nguyên chí diệc cần,
Kham xưng Mĩ chính hóa duy tân.
Thượng thiên nhược giả đương niên thọ,
Cánh sử lê dân vọng thái bình.
(Một cõi Trung Nguyên chí vẫn chuyên,
Khó thay đổi mới kẻ oai quyền.
Trời xanh ví thọ lâu như cũ,
Sao để dân đen ngóng thái bình).
Thái Tông đốc tiền nhân chi liệt, thành công, những việc chưa làm được,
nhất thống tự nguyện, bình định bốn biển, trong ngoài đều được yên, chỉnh
sửa văn học võ công, lễ nhạc văn chương, có thể nói là sáng ngời nét mới.
Nay đã án giá nơi điện vạn tuế, chúng văn võ liền lập Thất vương Nguyên
Khản tức vị ở điện Phúc Ninh, tức là Chơn Tông hoàng đế. Quần thần sau
khi triều hạ xong, tôn mẹ là Lý thị làm Hoàng thái hậu, mệnh trung quan
phụng linh cữu của Thái Tông tới Án Lăng. Phong Vương Khâm làm Đông
Thính Khu Mật sứ. Tạ Kim Ngô là Khu Mật phó sứ, tiến tước Bát Vương
làm Thành Ý vương, còn các văn võ khác đều thăng chức theo bậc.
Hôm sau, Tham tri chính sự Tống Kỳ tâu rằng: "Thần nhờ ơn trên tiên đế, ở
chức này đã lâu, vô ích với triều đình, xin bệ hạ chuẩn thần giải chức hồi
hương, thần sẽ vô cùng cảm kích". Chơn Tông nói: "Trẫm mới lên ngôi,
chính đang nhờ các khanh phò trợ, làm sao nỡ bỏ trẫm mà đi". Kỳ nói:
"Triều đình thanh quý vô số, chỉ một mình vi thần, đâu đáng để nói" Vua
thấy ý đã quyết như vậy, bèn chuẩn tấu. Tống Kỳ từ vua mà về. Vài ngày
sau, Lữ Mông Chánh, Trương Tề Hiển đều dâng sớ đến, xin từ quan giải
chức. Vua đều chuẩn cho hết. Từ đó việc lớn của triều đình, đều ủy cho
Khu Mật sứ Vương Khâm xử lý.
Đây nói về Bát Vương vào chầu xong đi ra, chợt có một người cản lấy xa