– "Quân mệnh triệu, bất sĩ giá nhi hành": Đó là lời của Khổng Tử trong
"Luận ngữ”. Sĩ: Chờ đợi; Giá: Đóng ngựa cho xe.
– Lai: Tặng, cho.
– Chi: Chén rượu thời cổ có dung lượng 4 thăng.
– Thế Tông : Sài Vinh (921 - 959), người Kinh Châu - Long Cương, con
nuôi Quách Uy. 954 lên nối ngôi Quách Uy. Lúc tại vị cải cách tiền tệ, phế
bỏ chùa chiền tượng Phật, chỉnh đốn quân sự, khích lệ sản xuất nông
nghiệp, mở rộng lãnh thổ, đặt nền móng thống nhất đất nước cho nhà Bắc
Tống.
– Độ: Suy nghĩ, đánh giá.
– Cáo mệnh: Đế vương phong kiến dùng văn thư này để phong tặng, có
cách thức cố định và con dấu chuyên dụng.
– Tiêu: Đả tiêu; lập đàn tụng kinh làm pháp sự.
– Trần Kiều: Trạm Trần Kiều, nay thuộc Khai Phong. Năm 959 CN, Hậu
Chu điện tiền đô kiểm điểm Triệu Khương Dẫn phát động cuộc binh biến
tại đây, lật đổ nhà Châu xưng đế, lập nên triều Tống.
– Hai câu "Tuyết dạ...": Triệu Khương Dẫn muốn củng cố sự thống trị của
mình, đội tuyết ban đêm đến hỏi mưu thần Triệu Phổ, định kế trên yến tiệc
dùng quan cao lộc hậu làm điều kiện giải trừ binh quyền của một loạt tướng
lĩnh. Nên mới có câu: "Chén rượu giải binh quyền" lưu truyền.
– Quynh: Sáng láng.
– Chúc: Gửi gắm.
– Sách: Đỡ, khiêng
– Sai trì: Không chỉnh tề.
– Tôi: Chỉ dùng thuốc độc thoa lên trên hình cụ.
– Tâm thường dạng: lòng luôn luôn thấy bất mãn.
– Thâu trung: Biểu thị lòng trung.
– Mi: Dập tắt, tiêu trừ.
– Chuyện Du khoa Viên của triều trước: Lý Thế Dân đánh nhau với Vương
Thế Sung tại Hà Nam. Một ngày nọ, bị một con "Chim phượng” hấp dẫn,
đuổi theo và đụng phải binh mã của Thế Sung. Thế Dân bắn chết đại tướng
giặc là Yến Y. Đơn Hùng Tín đuổi Thế Dân chạy đến Ngũ hổ cốc khẩu,