– Không thông: gấp gáp, vội vã.
– Khắc nhật: Ngày ước định hoặc hạn định. Khắc: cũng có nghĩa là thời
khắc.
– Hàn Nguyên soái: Hàn Tín (? - 196 TCN), người Hoài âm cuối đời nhà
Tần, lúc đầu theo Hạng Vũ, sau về với Lưu Bang, Bang phong làm đại
tướng.
– Pháp vật: Vật khí mà đội nghi trượng của vua dùng, bao gồm cờ, xí, nhạc
khí, xa giá...
– Hỏa tiễn: Đầu mũi tên có gắn đồ dẫn lửa, đốt lên bắn vào kẻ địch.
– Triệu Huyền Đàn: Thần tài được Đạo giáo tin thờ, còn gọi là Triệu Công
nguyên soái.
– Quan Nguyên soái: tức Quan Vũ, là đại tướng nhà Thục Hán thời Tam
quốc, bị phật giáo thần hóa, tôn xưng là Quan Công, Quan Đế, đạo giáo
cũng thờ làm thần. Các nguyên soái Hân, Khang, Vương, Mã ở dưới đều là
những thần tướng được đạo giáo thờ phụng.
– Hán, Châu: là chỉ Hậu Hán (947-950) và Hậu Châu (951-960) thời Ngũ
Đại.
– Tường: Giết hại, tàn sát
– Phong đích: Chỉ lưỡi dao và đầu mũi tên, nói rộng ra là chỉ binh khí, cũng
dùng để ví dụ về chiến tranh.
– Hàm Bình: Niên hiệu đầu tiên khi Tống Chơn Tông ở ngôi (998-1003)
HUÂN: hôn ám, đen tối.
– Khổn ngoại: Chuyện ngoài cửa, chỉ tướng soái thống lĩnh ở bên ngoài.
– Tấn triều: Chỉ nhà Hậu Tấn (936 - 947) được kiến lập bởi Thạch Kính
Đường (892 - 942). Thạch vào năm thứ ba, niên hiệu Thanh Thái (936) dẫn
quân Khiết Đan diệt nhà Hậu Đường, chịu Khiết Đan phong cho làm Tấn
đế, cắt đất của 19 Châu Yên, Vân cho Khiết Đan, hàng năm cống 30 vạn
tấm gấm lụa, xưng hô Khiết Đan là hoàng đế cha, tự xưng là hoàng đế con.
– Khiển quyến: Lưu luyến, không nỡ rời xa.
– Hào: Sông bảo vệ thành.
– Phong doanh: Phong mộ, thêm đất lên mộ phần, biểu thị thân lễ cho
người chết. Hồi thứ 45 có câu "Duy trúc phong phần".