Ông cho biết nguyên do là tại cơ thể không hấp thụ được vài chất bổ
dưỡng cần yếu. Hiện hữu trong lớp lứt của gạo, gạo chà trắng mất lớp lứt
này.
Năm 1907, hai công nhân xứ Na Uy, Holst và Froelich, làm cho gà và
bồ câu bị chứng phù thũng. Chuột bạch là động vật có vú được chọn cho
ăn gạo trắng để thử nghiệm. Chuột suy yếu, kết quả chẩn đoán cho biết
nó bị thứ bệnh khá giống như Scurvy, không ngờ đó là tin giật gân cho
khoa học Tây phương. Bài học kinh nghiệm này rất đơn giản: người Đông
phương mộc mạc dùng món ăn chính là gạo lứt. Nhưng sự kiện này lại
quá thô sơ đối với cộng đồng khoa học gia tây phương, lúc ấy đang say
mê các thành quả hóa học, vì khoa này có triển vọng lý giải tận căn tất cả
những bí ẩn của cuộc đời.
Năm 1911, tại viện Lister ở Luân Đôn, một chuyên gia hóa chất người
Ba Lan, bác sĩ Casmir Funk tiếp nối công cuộc thí nghiệm của Eijkman về
gà và gạo. Suốt bốn tháng ông xay xát 836 cân Anh gạo lứt để lấy ra 170
grams vỏ lứt và chế ra một dung dịch, rồi thử đem một liều lượng rất nhỏ
cho một con bồ câu bị bại xuội (vì Beri Beri) uống, vài giờ sau bồ câu phục
hồi sinh lực. Năm 1912 Funk đem phổ biến học thuyết "cấp tiến" này, ông
thấy có một chất bổ dưỡng trong gạo lứt bị mất đi vì chà xát.
Goethe có nói: "khi có một vấn đề không thấu suốt được, người ta đặt
tên mới cho nó". Casmir Funk cũng gắng tìm trong các từ ngữ Hy Lạp hay
La Mã, để tổ chức lễ đặt tên cho một chất liệu hàm chứa sinh lực của trời
đất. Chất này nằm trong lớp lứt của gạo nguyên vẹn không bị chà trắng.
Ông chọn một từ ngữ Latin biểu tượng đời sống: "Vita và phối hợp với từ
ngữ amine tức là những axit amino trong nguyên sinh chất của tế bào để
ráp thành chữ Vitamin, rồi đến chữ Anti Beri Beri vitamin (sinh tố trị bệnh
Beri Beri). Nếu bác sĩ Funk còn vướng chấp truyền thông Anglo Saxon là
lấy tên mình đặt cho thành quả phát minh của mình, như là tên bác sĩ gắn
liền với tên bệnh chứng do ông ấy tìm ra, thì Funkies (chất bẩn của kẻ bần
tiện) để cho cái thế giới đảo điên này thêm điên đảo.
Giai đoạn tiến bộ kế tiếp được nổi bật ở Đại học Wisconsin vào năm
1912, các nhà hóa học Đức tìm ra các thức ăn quân bình cho cơ thể gồm