ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 111

các chất proteins, carbohydrates, chất béo, muối và nước. Bà Mary Shelley
đã phản ảnh tính chất khoa học của thời đại này qua một nhân vật trong
truyện là bác sĩ Frankenstein. Ngoài đời, bác sĩ Frankenstein là anh em
cùng huyết thống với Nam Tước Liebig, một mẫu người siêu78 suất của
nền hóa học tân thời. Liebig công bố rằng ông ấy sắp nấu được một loại
sữa nhân tạo trong phòng thí nghiệm riêng, có giá trị dinh dưỡng cao hơn
sữa người hay sữa bò. Lúc ấy, nguồn cội là phẩm chất của thức ăn không
quan trọng bằng tập trung tinh thần vào việc lập nên công thức hóa học.

Stephan Babcock, bạn học của Liebig ở Đức, về sau trở thành khoa

học gia hàng đầu ở Bộ Canh Nông Hoa Kỳ, vào hậu thế kỷ 19. Ông phân
tích thực phẩm dành cho một số bò cái, sau đó phân của chúng, ông ngạc
nhiên rằng số lượng khoáng chất trong phân lại nhiều hơn trong thực
phẩm của chúng đã ăn. Ông ta đệ trình cả hai công thức hóa học lên thứ
trưởng viện nghiên cứu, rồi thẳng thắn hỏi công thức nào tốt nhất để cho
bò ăn. Theo nhận xét hóa học thì hầu như không có sai biệt giữa thức ăn
và phân: thành phần phải giống nhau. Mọi người đều mù tịt, chỉ trừ đàn
bò ấy, mà bò thì không nói lên được gì, vì nó cũng bị khoa học tân thời xỏ
mũi (100 năm sau, có một khoa học gia tìm được phương pháp tái tạo
phân chuồng thành thực phẩm cho trâu bò).

Tại đại học Wisconsin, năm 1912, giáo sư E. V. MC Collum dùng

chuột để thí nghiệm các chất dinh dưỡng. Ông thực hiện nhiều cách phối
hợp protein, carbohydrate và chất béo để nuôi mấy loài thú gậm nhấm.
Có vài cách phối hợp làm cho chuột sung sức, còn mấy cách khác thì làm
cho chúng suy yếu. Cả hai cách ăn bổ dưỡng và kém dinh dưỡng đều có
dùng các thành phần hóa chất giống hệt như nhau. Rõ ràng hóa học
không giải đáp vấn đề một cách ổn thỏa. Chuột bị nhốt, chỉ ăn sữa, đường
và các món độc hại của người phương Tây. Nếu mấy con chuột được sống
tự do và chọn thức ăn theo bản năng thiên nhiên, thì ông Mc Collum có lẽ
đã thu hoạch kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên vì sai lầm trong thử nghiệm,
ông kết luận rằng tất cả proteins không có giá trị dinh dưỡng như nhau,
tất cả các carbohydrates không giống nhau và các chất béo đều khác nhau.
Một lần nữa, chỉ có tập đoàn khoa học gia quá say mê ngành hóa học của
Đức quốc mới đồng ý với ông. Mc Collum lấy một chất dinh dưỡng trong
vài thứ chất béo, cũng như trong lá cây linh lăng thảo (Alfalfa), và trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.