ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 124

học). Hệ tuần hoàn và hệ bạch cầu bị xâm phạm, rồi phẩm chất của
hồng huyết cầu phải suy kém. Bạch huyết cầu tăng ồ ạt làm chậm sự
tái tạo của các mô.

Khả năng phòng chống bị hạn chế làm cơ thể trở nên bạc nhược,

không thích ứng được với thời tiết, muỗi mòng, hay vi khuẩn. Ăn
nhiều đường có hại đến bộ não, axit glutamic ổn định sinh hoạt của
óc, dưỡng chất trọng yếu này có trong nhiều loại thảo mộc. Các sinh
tố B đóng vai trò quan yếu trong việc phân hóa axit glutamic thành
các hợp chất vừa đối nghịch vừa bổ sung cho nhau và có ảnh hưởng
đến óc. Các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic) nơi ruột giúp chế tạo các
sinh tố B. Hằng ngày đường tinh chế làm suy tàn các vi khuẩn hữu
ích ấy và trữ lượng sinh tố B cũng cạn dần. Ăn nhiều đường sinh
buồn ngủ, làm khả năng tính toán và trí nhớ bị mê mờ.

Các thủy thủ bị đắm tàu năm 1793 chắc chắn bị đường gây nên

các chứng này. Nếu họ nói ra chắc các hãng đường phải phá sản.
Mấy con chó của giáo sư Magendie đã báo động cho ngành kỹ nghệ
đường hãy nghĩ đến sinh mạng của dân chúng.

Từ ngày ấy đến nay, kỹ nghệ đường đã đầu tư biết bao nhiêu

triệu đô la, và cấu kết với nhiều chính khách để nô dịch khoa học.
Họ thuê danh nghĩa khoa học với hy vọng ngày nào đó tiếng tăm
của đường sẽ vang dội khắp nơi, ít nhất cũng được tiếng tăm ngụy
khoa học (pseudoscientific).

Tuy nhiên người ta cũng đã chứng nghiệm được rằng:

1 – Đường là nhân tố chính gây sâu răng.

2 – Đường trong các bữa ăn đích thực gây béo phì.

3 – Bữa ăn không đường đã chữa lành nhiều chứng tàn tật

(crippling), các bệnh trầm kha của nhân loại như tiểu đường, ung
thư và các bệnh tim… Nhưng kỹ nghệ đường bắt đầu kích động dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.