chế các món ăn cho dân chúng, (Ông nhấn mạnh ý này) – Tai họa
nào, bệnh tật gì??! Chả thấy ông văn sĩ nào liệt kê minh bạch.
Năm 1838, Thomas Thompson có viết: "đường là món ăn chính
yếu của người Âu Châu. Nó có thể chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn
các món ăn chế biến từ thảo mộc như chính nó vậy…". Nếu ta tin bác
sĩ Rush, thì tính đa dụng của đường có thể giúp ta ngừa được các
bệnh do vi trùng gây nên. Từ lâu người ta nghi ngờ là đường gây
sâu răng, nhưng định kiến này bị gạt bỏ (ông nhấn mạnh ý này).
Ôi cái lưỡi không xương của ông giáo sư Collum. Có phải ông
ta bảo 200 năm của khoa học chả có giá trị gì không?! Nếu đường đã
giết chó như giáo sư Magendie đã thí nghiệm, thì nó có thể giết sán
lãi, vi trùng… thế thì làm sao bệnh cùi phung lại bộc phát ở
Ashtabula (Ohio) từ lúc hãng Coca xuất hiện tại đây từ năm 1922
đến giờ?? Chúng ta thử biến sự việc ấy thành sự kiện lịch sử rồi thuê
ông bác sĩ nào đó phát biểu trong Tạp Chí Phụ Nữ.
Khổ thay, chúng ta phải nhớ rằng các khoa học gia, hôm nay và
mãi mãi, trong mọi việc dù nhỏ nhoi, đều được bảo trợ. Sự kiện khoa
học đã được ấn chứng phải tốn tiền để khảo cứu mới có, khác với sự
kiện thông thường như ông nông dân với đống cỏ và bầy cừu kể
trên. Nghiên cứu khoa học phải theo nghi thức rườm rà. Chúng ta
không được phép giật mình, khi đọc phần dẫn nhập của quyển lịch
sử Dinh Dưỡng của Mc Collum, trong đó có câu: - tác giả và nhà
xuất bản mang ơn cơ quan đặc trách dinh dưỡng và công ty thương
mãi liên hệ với một thỏa thuận tài trợ một phần cho chi phí xuất bản
quyển sách này.
Bạn thắc mắc ư? Tác giả và nhà xuất bản không giải thích cho
bạn đâu. Đó là việc làm của các thương gia đầu sỏ về đường và các
món ngọt, tất cả khoảng 45 công ty đấy: công ty tinh chế đường,
Coca Cola, Pepsi Coca, công ty kẹo bánh Curtis, Công ty Nestles. Pet
Milk Co. và Sunshin Biscuits.