ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 128

Có thể có điều đáng ghi nhận nhất về sử liệu viết năm 1957 của

Mc Collum là ý tưởng ông bỏ sót: "Một công trình phi thường được
một giáo sư lừng danh ở Đại học Harvard diễn tả như là một trong
các sử liệu nghiên cứu dinh dưỡng làm cho tất cả những ai tìm hiểu
đều muốn lùi bước vì họ chả bao giờ nghĩ tưởng đến việc làm như
vậy"

.

Vào những thập niên 1930, nha sĩ Weston ở Clever land (Ohio),

đi chu du thiên hạ từ vùng cực địa của dân Eskimos đến các đảo
Nam Băng Dương, từ Phi Châu đến New Zealand. Sách tài liệu của
ông có tựa đề "Ẩm thực và sinh lý". Trong đó ông so sánh cách ăn cổ
truyền và cách ăn hiện đại, và nhận xét hậu quả, ông cũng dẫn
chứng bằng hằng trăm hình ảnh. Sách phát hành năm 1939.

Bác sĩ Price xem toàn thế giới này là phòng thí nghiệm, và kết

luận: Những ai có nếp sống thời cổ sẽ được hàm răng rắn chắc và
sức khỏe tổng quát tuyệt vời: họ chỉ ăn thực phẩm thiên nhiên,
không tinh chế, trồng tại địa phương họ ở. Khi các món ăn tinh chế,
các món có pha đường, xâm nhập vào các "bữa ăn văn minh" thì sức
khỏe suy kém rõ rệt, chỉ trong vòng một thế hệ thôi.

Bọn buôn bán đường làm giàu nhờ sự thiếu hiểu biết của

chúng ta về các tác phẩm hữu ích như của bác sĩ Price chẳng hạn.
Các hãng đường cứ hy vọng vào những cuộc nghiên cứu của mấy
trường đại học. Họ cấp học bổng rất "xộp" để đốc thúc. Nhưng các
phòng thí nghiệm vẫn chưa đưa ra kết quả nào đúng ý của họ. Giáo
sư Earnest Hooten viết trong quyển: "Khỉ, người và kẻ đần độn"
(Apes. Men and Marons) chúng ta hãy tìm hiểu về một người mang
rợ, dốt nát, xem xét lối ăn uống của người đó rồi ta sẽ thấy sự thông
tuệ nơi phẩm cách. Đừng nghĩ rằng bàn chải và kem đánh răng quan
trọng hơn bàn chải và xi đánh92 giày. Chính món ăn trong chai –
khiến ta cần răng giả. (it's store food that has given us store teeth).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.