Bác Sĩ Van Italie: Nói đến đặc tính phá hoại dinh dưỡng, chúng
tôi thường đề cập đến chất liệu trong thức ăn hay thuốc men có tính
cách đối nghịch với chất dinh dưỡng có tác hại đến sự lợi ích hay sự
biến dưỡng (metabolism) của chất bổ, carbohydrate được biến
dưỡng (hay thiêu hủy – bunrned) nhờ vài enzymes có chứa B1 và
các sinh tố B khác. Do đó cơ thể cần các sinh tố này nhiều hơn, nếu ta
cần nhiều carbohydrate. Điều này nói lên tại sao dân cư ở Viễn Đông
ăn nhiều chất bột mà thiếu B1 trong các bữa ăn thì dễ bị tê phù (beri
beri). Nếu thấy rằng dùng nhiều chất bột thì phải dùng thêm B1 và
các sinh tố B khác rồi bảo Carbon. Hay đường phá hoại dinh dưỡng
thì đó là lối suy luận không đúng
TNS Schweiker: Tôi không nói về carbohydrate, tôi chỉ nói về
đường thôi, xin đừng lạc hướng!
BS Van Italie: Không có sai biệt giữa đường và chất bột, nếu để ý
đến B1 (nói như thế là láo, trừ trường hợp carbohydrate đã bị tinh
chế).
TNS Schweiker: Mới đây có một số nha sĩ đích thân cho chúng
tôi biết rằng đường chớ không phải tinh bột làm sâu răng.
BS Van Italie: vâng đúng vậy, nhưng tôi không luận bàn đến
việc này, Đường thiếu sinh tố nên có thể không tốt cho răng. Tôi
chăm chú vào ý nghĩ đặc biệt khẳng định đường là chất phản dinh
dưỡng; theo khoa học mà luận thì đây là ý nghĩ sai. Đường và tất cả
carbohydrates khác làm tăng nhu cầu B1 cho cơ thể, tôi chỉ nói vậy
thôi (thêm lần nữa, lời phát biểu không xác thực: carbohydrate thiên
nhiên có chứa các sinh tố B, còn Carbon. Tinh lọc không có)
BS Van Italie: Chất phá hoại dinh dưỡng là chất tác hại đến công
dụng hay sự biến dưỡng của một chất bổ. Chúng ta có thể nói rằng
một vài kim loại độc hại ảnh hưởng xấu đến công năng biến dưỡng
(metabolism) vài loại thuốc men tác hại đến chất bổ, đó là các chất