phản dinh dưỡng, thuốc ngừa thai có thể mang đặc tính hủy hoại
dinh dưỡng.
TNS Schweiker: Có phải ông đang nói chất nào đòi tăng nhu
cầu chất bổ, nói về lượng, cho cơ thể thì không phải là chất hủy hoại
dinh dưỡng?
BS Van Italie: Vâng phải ạ.
TNS Schweiker: Chúng ta không "chơi chữ" đấy chứ?
BS Van Italie: Thật là lầm lạc nếu tôi nói carbohydrate không tốt
vì nó làm cho cơ thể cần thêm sinh tố (lại càng lầm lẫn hơn nữa, nếu
bảo carbon. Tự nhiên, cốc loại chẳng hạn, tương tự như carbohyd
tinh chế, như đường chẳng hạn)
BS Van Italie: Sau rốt thể dục làm cho cơ thể cần vài sinh tố điều
đó không có nghĩa là thể dục làm hư hoại chất bổ.
TNS Schweiker: nếu ta đưa ra thị trường một cốc loại, và bảo
rằng ta đã làm nó ngọt rồi, và ta lại gia thêm đường nữa thì ta đang
tự mâu thuẫn lộ liễu. Một khách hàng đến mua một hộp cốc loại đã
tăng thêm chất bổ, đã ngọt "với đường rồi". Cả hai đường và chất bổ
đều ở trong cùng một hợp chất, mà ta bảo là thêm chất bổ, thế thì ta
đang đùa giai với ai đây? Nếu ta đã không pha đường, thì đâu cần
chất bổ làm gì
BS Van Italie: thưa ông thượng nghị sĩ, tôi không bênh vực
đường, tôi đang bài bác việc ăn quá nhiều đường (có ai ca tụng sự
dư thừa bao giờ) tôi chỉ phiền trách từ ngữ "phá hoại dinh dưỡng"
trong nội dung buổi nói chuyện này. Tôi đồng ý với ông rằng, khi
thêm đường vào một thực phẩm, quần chúng sẽ thích ăn hơn, vì
ngọt hơn: nhưng món ấy chắc chắn không bổ dưỡng thêm chút nào,
có chăng là cho năng lượng.