Thế thì độ rắn chắc của xương sẽ thấp cả ở xương còn khỏe và lúc
suy yếu. Sự kiện này gây bối rối cho nhiều khoa học gia.
Xứ nào dùng nhiều sữa bò hay các món làm từ sữa hoặc lạm dụng
thuốc bổ có canxi sẽ khổ sở vì xương loãng hay nứt xương chậu. Chúng
ta thử xem thống kê dưới đây:
Ở Hy Lạp lượng sữa tiêu thụ trung bình tăng gấp đôi từ 1961 đến
1977, và tăng hơn nữa 1995, nên số người bị xốp xương cũng tăng gấp
đôi từ 1977.
Ở Hồng Kông từ 1966-89 lượng sữa tiêu thụ tăng gấp đôi thì nạn
nhân xốp xương tăng gấp ba. Hiện nay họ tiêu thụ sữa như Âu Châu
thì xương bị xốp như Châu Âu. Ở Thụy Điển, Phần Lan, Thụy Sĩ và Hà
Lan, lượng sữa tiêu thụ là 300-400kg/đầu người/năm thì số nạn nhân
xốp xương lên tận mây xanh.
Hoa Kỳ, Úc Châu và Tân Tây Lan dùng sữa nhiều gấp ba Nhật Bản
thì lượng nạn nhân nứt xương chậu là gấp hai rưỡi. Tại bản xứ, dân Mỹ
gốc Mễ và gốc Phi Châu có số bệnh nhân về xương thấp hơn 2 lần: điều
này chứng tỏ không phải do khác biệt chủng tộc.
Ở Vênêuvela và Chi Lê số ca bệnh nứt xương chậu ít hơn 3 lần ở
Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Mỗi người Trung Hoa dùng trung bình 8kg sữa/năm nên số người
bị bệnh xương ít hơn 6 lần ở Mỹ (mỗi người Mỹ dùng 254kg sữa/năm)
thì chưa có ai than phiền về xương. Có người bảo rằng "gen" của dân
Phi và Á Châu khác với dân da trắng. Lập luận như thế không ổn, số
phụ nữ Á Châu ở Mỹ xốp xương nhiều hơn ở bản xứ tại Á Châu.
Câu: "chúng ta thông minh hơn Thiên Nhiên vì Ngài có lỗi lầm là
không cho nhiều canxi trong sữa mẹ, cho nên chúng ta phải sửa sai
bằng cách cho người uống sữa bò, sữa bò có nhiều hơn bốn lần canxi" là
câu tối nghĩa.