còn trì trệ trong vấn đề này, nhưng có khác biệt là Hoa Kỳ đang bận lo
cho whiskey và Coca Cola. Trong cả hai xứ này, thuở ấy như thời nay,
chính phủ là phân ngành của tổng ngành thương vụ. Buôn bán có gian
tham thì chính phủ mới tham ô được.
Từ vụ Xì căn đan do rượu whiskey quấy nhiễu vào thời Tổng
Thống Grant ở thập niên 1870, đến vụ Tea pot Dome ở thập niên 1920
cho đến vụ nghe lén ở Watergate ở thập niên 1970, dân chúng dễ chú
tâm vào sự thối nát của chính quyền hơn là việc những lạm dụng trong
thương vụ. Vì thế John Jay Chapman dám lớn tiếng:
"Việc trị quốc không thể bị sai khiến hoàn toàn trong bóng tối, nhưng
trong việc buôn bán, nhất là việc buôn bán món ăn thức uống, người ta lại có
thể âm thầm làm việc gian dối và đời tư của chính khách sẽ phải bị gièm pha. "
Đến 1975, tất cả thức ăn bán cho dân chúng phải mang nhãn có ghi
rõ ràng chất liệu chế biến, nhưng món kem lạnh không được thực thi
nghiêm chỉnh, chỉ mang nhãn hiệu trần trụi.
Khi thể chế cộng Hòa vừa thành hình, chính quyền Mỹ có liên can
đến việc kinh doanh rượu whiskey, xuyên qua sở thuế vụ. Cồn sản xuất
phải chịu thuế cao vì vừa dùng cho kỹ nghệ vừa dùng cho việc ăn chơi.
Thuở ấy whiskey là whiskey rặc ròng. Đó là chất lỏng làm ra từ nồi nấu
trong ấy chứa chất bã của một cốc loại, hay của các cốc loại đã dậy men:
còn cồn ethyl (Ethyl alcohol) và các phụ phẩm của nó đã bốc hơi ở nhiệt
độ của nồi nấu. Màu rượu và các chất hòa tan thì do vô thùng tô nô
chứa rượu, làm bằng cây sồi, tiết ra, ngấm dần vào whiskey suốt 4 năm
tàng trữ, nên ngon và bổ.
Whiskey là từ ngữ của xứ Ai Len và Scot len (Ireland, Scotland),
chuyển ngữ từ chữ la tinh “Aqua vitae” (water of life: nước cho đời
sống) mà người Pháp làm bằng nho và gọi là “Eau De Vie”
Người Sco ish Gaelic (hay người Celt tức người Âu lai Ấn Độ ở
miền thượng du của xứ Scotland) đặt tên nó là Uisge Bcatha, rồi sau
thành Usque Baugh, sau rốt mang tên Anh ngữ whiskey.