bịa chuyện nói uyên thuyên về các sự tích nghe thấy ở vùng đất
ngoại ô như cối xay bằng gió, hạt có thể xay thành bữa ăn ngay trên
đỉnh đồi giống như cối xây bằng nước thời xưa vậy.
Chuyện xỏ xiên khác nói về việc dùng đường như chất men làm
bia hay rượu nho. Việc làm lén lút nhằm pha loãng, nghĩa là làm hư
chất vị của sản phẩm bằng cách thêm chất lạ hay chất kém phẩm vị
hơn mạch nha và hoa bia (hops)
.
Danh từ "pha loãng" đã được thế bằng từ "giả mạo" để cho ta
biết rõ phẩm chất đã kém đi hẳn. Thực phẩm ngày nay bị biến chất
quá nhiều đến nỗi các nhà sản xuất lừa dối ta bằng các từ ngữ bổ
sung (fortified), làm phong phú thêm (enriched). Sao lại tinh chế bột
mì lứt làm chi, rồi bồi thêm chất này chất kia. Lối chế biến này làm
mất đi bao nhiêu chất dinh dưỡng quý báu. Ôi chao là tiến bộ!
Vào thời xa xưa khi bia còn đủ phẩm vị thì các tay bợm nhậu đề
ra nhiều biện pháp nghiêm khắc để thưởng thức các loại bia hảo
hạng, thuần khiết. Làm bằng hạt, mạch nha và hoa bia. Mấy chuyên
viên nếm rượu thường để chút bia trên ghế gỗ, chờ một chốc cho bốc
hơi hết đi, rồi ngồi lên miếng da để dưới mong: nếu da dính ghế làm
khó đứng lên thì bia có pha đường. Bia làm với mạch nha không
như thế. Kẻ làm bia pha đường phải bị tròng đầu vào gông hay bị
ngựa lôi đi ngoài phố.
Bên Đức vào năm 1482, có người pha loãng rượu bị trừng phạt
phải uống gần sáu lít rượu vang của chính đương sự làm gian trá,
nên phải chết trên đống sản phẩm.
Bên Anh, vào năm 1816, người làm rượu mà nhà có chứa đường
hay mật, sẽ bị đặt ngoài vòng pháp luật, vì bị nghi là có ý gian manh.
Bia thuở ấy là thực phẩm thiết yếu nên được gọi là bánh mì nước