ĐƯỜNG LÀ KHỔ ÁCH - Trang 9

đường nâu trên mặt.

Có điều dễ nhớ mà khó tin về cuộc sống ở một thị trấn thuộc

miền Tây trung bộ cách đây năm mươi năm, mà giờ đây đã thoáng
qua mất. Gia đình kiểm soát hết thảy các món ăn nào trẻ con cho vào
bụng. Cha mẹ chăm sóc bảo vệ con cái. Ai cũng biết cha mẹ cho
phép và cấm ăn món gì. Lén ăn bánh mì thịt bằm hay uống một chai
Coca còn khó hơn cướp ngân hàng hay bỏ đi lễ nhà thờ ngày Chúa
Nhật.

Thị trấn có một nhà hàng, trước kia là quán rượu các tay giang

hồ thường lui tới. Nếu tôi vào cửa hàng với đồng 5 xu để mua thức
ăn, thì người chủ tiệm hay báo cha tôi ở văn phòng bằng điện thoại.
Rồi khi về nhà Ông cứ rầy mắng tôi mãi. Những cửa hàng tạp hóa
đều có quầy kẹo và tiệm thuốc tây ở góc đường có bình nước ngọt
màu mè. Kem lạnh làm ở nhà, chỉ được ăn vào ngày Chúa nhật. Kem
có thể đặt mua ở quầy thuốc Tây vài dịp lễ và phải nhanh chân kẻo
hết. Nước đá và tủ lạnh là chuyện mộng mơ thuộc về năm 2001.

Phải ăn sáng trưa chiều tại nhà, có Cô Moulton canh chừng, nếu

không ăn thì nhịn đói thôi. Không cách nào mở thùng nước đá mà
thiếu vắng cô. Lúc ấy tủ lạnh trong nhà tôi là cái thứ nhất trong thị
xã. Viên nước đá làm tại nhà là một sự sáng chế kỳ lạ, bí hiểm hơn
máy thu thanh. Hầm rượu bỏ trống, việc dự trữ thức ăn trong chai,
hộp đành nhường lại cho thức ăn mua ở cửa hàng.

Nước ngọt, Coca… không có trong nhà- rượu Canada Dry có

bán tại địa phương nhưng riêng bố uống thôi. Mãi về sau khi tôi lên
tám, một du khách mới gieo rắc cho ý tưởng hưởng thụ về kem lạnh
nổi lều bều trong cốc nước ngọt. Chúng tôi có thể biết những món ấy
từ lâu, nếu được xem cuốn phim đồi bại - nhưng loại phim này bị
cấm xem; rạp thì ở bên kia đường tàu hỏa. Kẹo bông gòn, các loại
mứt đều bị cấm chỉ cũng như phim. Chúng tôi được răn dạy: -Nó
làm con bệnh. Thế mà khi chúng tôi lưu ý gia đình rằng có mấy đứa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.