đời sống mới. Cho nên những tiếng than thở, gọi thưa, vui vẻ, bi thảm còn
thấy trong sách các đời Ngu, Hạ, Thương, Chu
Khi vua Thành, vua Khang đã mất, Mục Vương lên ngôi thì đạo nhà Chu
bắt đầu suy, nhưng nhà vua còn sai bề tôi là Lữ Hầu, khuyên phải khéo
dùng hình phạt
, lời có ý lo mà không buồn, có vẻ uy mà không giận, từ
ái mà lại cương quyết, có lòng xót xa thương kẻ vô tội. Cho nên Khổng Tử
cho là còn khả thủ.
Sách
có câu: “Muốn thưởng mà còn nghi thì cứ thưởng đi, để mở
rộng ân đức; muốn phạt mà còn nghi thì nên tha cho, để thận trọng về việc
hình”. Thời vua Nghiêu, ông Cao Dao làm hình quan, muốn giết người
,
ba lần bảo: “Giết đi”, vua Nghiêu ba lần bảo: “Tha cho”. Cho nên thiên hạ
sợ Cao Dao giữ phép nghiêm nhặt mà mừng vua Nghiêu dùng hình khoan
hậu. Các quan tứ nhạc nói: “Cổn dùng được”
. Vua Nghiêu nói: “Không
được. Cổn trái mệnh và bại hoại”. Rồi lại bảo: “Thử đi”. Vì lẽ gì mà vua
Nghiêu không nghe lời Cao Dao bảo giết người, mà lại nghe lời các quan tứ
nhạc và dùng Cổn? Xét hai việc đó thì cái ý của thánh nhân cũng có thể
thấy được rồi.
Kinh Thư nói: “Tội mà còn nghi ngờ thì nên phạt nhẹ; công mà còn nghi
ngờ thì nên thưởng hậu; giết một người vô tội thì thà mang tiếng trái luật
còn hơn”. Than ôi! Nói như vậy là trung hậu đến cùng cực rồi. Có thể
thưởng, lại có thể không thưởng được, mà cứ thưởng thì là vượt cái nhân;
có thể phạt được, lại có thể không phạt được, mà cứ phạt thì là vượt cái
nghĩa. Vượt cái nhân thì vẫn còn là người quân tử mà vượt cái nghĩa thì là
nhập bọn với người tàn nhẫn. Cho nên nhân có thể vượt được mà nghĩa
không thể vượt được.
Ðời xưa, không lấy tước lộc để thưởng, không dùng gươm cưa để làm
tội; lấy tước lộc mà thưởng thì cái đạo thưởng chỉ thi hành ở chỗ tước lộc
tặng thêm cho người ta được thôi
, mà không thể thi hành ở chỗ tước lộc
không tặng thêm cho người ta được; dùng gươm cưa mà làm tội thì cái uy
nghiêm của hình phạt chỉ thi hành ở chỗ gươm cưa phạm tới được
, mà