ĐƯỜNG, TỐNG BÁT ĐẠI GIA - Trang 7

I. HÀN DŨ

Hàn Dũ

(http://imgsrc.baidu.com/baike/pic/item/0db2c9ca44a1e458f21fe7ae.jpg)

Ông được người đời sau khen là tản văn thánh thủ, sanh năm 768 ở Nam

Dương (có sách chép là Hà Dương). Cha là Trọng Khanh làm huyện lệnh,
có tiếng về văn chương. Ông mồ côi cha hồi ba tuổi, ở với anh là Hàn Hội.
Hội có công vận động phục cổ, cũng mất sớm. Ông ở với chị dâu, tự học,
có cái chí: “Không phải là sách đời Tam Đại và đời Lưỡng Hán thì không
dám đọc, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ”.

Mười chín tuổi lên kinh thi, rớt, mặc dầu đã nổi danh về cổ văn. Năm 24

tuổi mới đậu tiến sĩ, rồi 29 tuổi mới làm quan. Ông thanh liêm mà cương
trực, nên cuộc đời thăng trầm mà túng bẩn: “Mùa đông tuy ấm áp mà con
kêu lạnh, năm tuy được mùa mà vợ la đói”.

Một lần ông can vua Đức Tôn về những việc xa hoa trong cung mà bị

biếm làm lệnh doãn Dương Sơn (lúc đó ông đương làm giám sát ngự sử);
lần khác can vua Hiến Tôn đừng rước cốt Phật vào cung, suýt bị tử tội, nhờ
đình thần xin cho mới được giáng làm thứ sử Triều Châu. Năm sau, vua
nguôi giận, bổ ông làm Viên Châu thứ sử. Tới đâu, ông cũng được dân kính
mến: ở Dương Sơn, nhiều nhà lấy họ Hàn đặt tên cho con; ở Viên Châu,
ông bãi bỏ cái tục hễ đợ con mà quá hạn không chuộc thì con thành nô lệ
suốt đời, nên được dân thờ phụng.

Ông làm quan đến chức Binh bộ thị lang, mất năm 824. Đời Tống truy

tặng là Xương Lê Bá (Xương Lê là tổ quán của ông), nên đời sau thường
gọi ông là Hàn Xương Lê. Ông có công đầu trong phong trào phục cổ ở đời
Đường, lưu lại bộ Hàn Xương Lê tập, hiện còn 48 cuốn trong đó có 10 cuốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.