mồi một điếu, còn lại, vất mấy điếu thuốc đen lên cái ghế con dùng làm
bàn.
"Mày rồi cũng lủng phổi như con Chiêm."
"Tại em không có số đỏ như anh."
Hai anh em chờ tới mười một giờ, tàu mới xình xịch tới. Đâu phải thấy
tàu là thấy người đâu. Bọn con buôn đông như kiến, kẻ trên người dưới,
kêu gọi, ném hàng xuống như mưa, không giỏi tránh dám bể đầu dẹp mặt.
Hai anh em lớ ngớ chờ mãi cho đến lúc đám con buôn làm xong "công tác"
mới đến gần. Tới ba bốn toa tầu mới thấy bà già khệ nệ xách cái hòm sắt cũ
dòm lui dòm tới.
"Mẹ ở đây, anh Hai".
Thằng em kêu toáng lên. Giọng bà mẹ lớn không kém:
"Ối giời ơi, tưởng "nạc nuôn" ở ga chứ "nị". Người đâu mà "nắm" thế".
Thằng Hai đâu?"
"Anh Hai. Mẹ ở toa này này. Lẹ lên."
"Mẹ"
Anh con trai lớn ôm chầm lấy mẹ, cứ như Tây , còn hôn đánh chụt một
cái làm bà mẹ ngạc nhiên cứ như trời trồng, há hốc mồn, mặt mày nghệch
ra. Ở ngoài quê làm gì có mấy chuyện kỳ cục như vậy? Con trai lớn, mẹ
phải gọi là anh Cả. Bây giờ thằng em gọi nó là anh Hai, nó đổi tên từ bao
giờ mà bà không biết? Coi thằng con trắng bóc, quần áo diện còn hơn mấy
ông lãnh đạo trung ương nhiều. Chà, chắc nó phải khấm khá lắm mới trắng
da dài tóc, người cứ béo gói trông ưa nhìn quá. Một lát bà đưa tay quẹt mặt:
"Con "nàm " kí gì mà kỳ thế. Người ta cười cho."
Lạ không, thằng Cả còn kéo tay bà, cặp tay như Tây với Đầm:
"Trong Nam này khác ngoài mình mẹ, không ai ngó ai..."
"Không nhìn, bộ người trong Nam mắt thong manh hết hả chúng mày?"
Thằng em lay lay tay mẹ:
"Mẹ nói nhỏ tiếng một chút..."
"Ồn ào thế "này", hét lớn tướng còn chưa nghe nữa "nà"..."