"Tui già rồi, không leo cầu thang được."
"Vậy điều hai cụ tới một căn phòng trệt."
"Ở đây cũng lầu trệt mà nhà của tôi, tôi còn phải đi dâu?"
"Nhưng hiện nay nhà nước cần mặt bằng để mở dịch vụ cửa hàng. Hai cụ
buộc phải đi thôi."
"Sao lại buộc. Không buộc được. Buộc thì buộc mấy hộ án bộ chiếm cả
chục căn dãy đường này đi trước làm gương. Tôi dân, noi gương sau."
"Cụ nói ngang ngửa vậy không được. Những hộ cán bộ có công, được
hưởng..."
"Công thì nhà nước trả, nhà của dân, vô "cướp" rồi bảo là nhà nước cho
hưởng, chuyện kỳ quặc tôi, sống tới chừng này tuổi chưa hề thấy đời nào
như vậy. Không đi đâu hết."
Lúc này thì họ đang chịu thua ông cụ. Cũng dễ hiểu thôi, tuổi ông bà cụ
"gần đất xa trời" rồi, không phải mất công chờ lâu lắc gì đâu. Còn bà cụ,
nghe ông cụ nói, sợ xanh mặt:
"Ông ơi, với "họ" không nói ngang được đâu. Họ gán vào tội "phản
động" là đi tù mọt gông chứ lỵ...Ông đừng có bướng..."
"Chừng này tuổi rồi, chết sớm vài ba năm cũng không ân hận gì hết bà
nó ạ. Thấy nhiều cái chướng tai gai mắt quá rồi, sống dai chỉ thêm buồn..."
"Ông nói thế sao được. Còn con còn cháu, mình có cái quán nhỏ, ông bà
già họ để cho yên, mới có đồng vô đồng ra phụ nuôi bầy cháu..."
Với lý lẽ này thì ông cụ làm thinh. Đồng ý mình không sá kể cái thân,
nhưng đàn cháu nheo nhóc đau lòng lắm. Nếu mấy đứa nhỏ "vượt biên"
được thì ông yên lòng nhắm mắt lúc nào cũng được. Đằng này, gửi đứa nào
đi "dính" đứa đó. Đứa cháu nội gái năm nay mười hai mười ba tuổi rồi,
những cảnh bày biện hằng ngày trước mắt, nó muốn nên người cũng không
nổi.
Bà cụ thấy quán Bạch Ngọc ăn nên làm ra, khó tránh được tính tham, bà
cho một vài cô vào quán ngồi để câu ngoại quốc. Ông cụ quyết liệt xua
đuổi, cho nên quán càng ngày càng vắng khách. Mặc kệ, hai ông bà ra vô