ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 120

(Report of the Lord Chancellor’s Committee on Ministeris Powers, cmd.
4060, [1932]) chỉ rõ rằng ngay từ lúc đó quốc hội đã dùng biện pháp “ủy
thác quyền lực một cách bừa bãi, theo lối bán buôn” nhưng lại cho rằng
(đúng là lúc đó chúng ta chưa nhìn được vào vực thẳm của chế độ toàn trị)
đấy là hiện tượng tất yếu và vô hại. Và đúng là bản thân việc chuyển giao
quyền lực như thế không nhất thiết là mối nguy hiểm đối với tự do; chỉ
không hiểu là tại sau nó lại trở thành tất yếu ở quy mô lớn đến như thế.
Nguyên nhân đầu tiên được liệt kê trong báo cáo là “ngày nay, mỗi năm
quốc hội phải thông qua quá nhiều luật” và “nhiều chi tiết mang tính kĩ
thuật chuyên ngành, không thích hợp cho việc thảo luận tại nghị trường”.
Nhưng nếu vấn đề chỉ có như thế thì tại sao lại không làm rõ các chi tiết
trước chứ không phải là sau khi quốc hội đã thông qua dự luật. Nhưng có
một lí do quan trọng hơn nhiều, đấy là trong nhiều trường hợp “nếu quốc
hội không ủy quyền lập pháp thì sẽ không thể thông qua đúng các loại dự
luật và không thể thông qua đúng số lượng mà dư luận xã hội đòi hỏi”, lí do
đó đã vô tình thể hiện trong câu sau đây: “Nhiều đạo luật có ảnh hưởng
mạnh đến đời sống nhân dân cho nên chủ yếu ở đây là phải mềm dẻo!”
Điều này có nghĩa là gì, nếu không phải là được toàn quyền quyết định theo
ý mình, nghĩa là quyền lực không bị giới hạn bởi bất cứ nguyên tắc nào và
theo ý kiến của quốc hội là không bị giới hạn bởi bất kì điều luật cố định và
phân minh nào?

[4]

Socialism and the Problems of Democratic Parlamentarism (Chủ

nghĩa xã hội và vấn đề chủ nghĩa đại nghị dân chủ). “International Affairs”.
V. XIII. P. 501.

[5]

Mannheim K, Man and Society in the Age of Reconstruction, (Con

người và xã hội trong thời đại tái thiết) 1940. trang 340.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.