ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 128

Từ những điều đã trình bày, ta có thể rút ra một kết luận tất yếu, mới

nghe thì có vẻ nghịch lí như sau: quyền bình đẳng mang tính hình thức
trước pháp luật mâu thuẫn và không thể dung hợp với bất kì hành động nào
của chính phủ nhằm bảo đảm sự bình đẳng về mặt vật chất cho những
người khác nhau và bất kì chính sách nào dựa trên lý tưởng về công bằng
trong phân phối cũng nhất định sẽ dẫn đến việc phá hủy tinh thần pháp trị.
Muốn tạo ra kết quả giống nhau cho những người khác nhau thì phải đối xử
với họ khác nhau. Còn khi tất cả các công dân đều có các điều kiện khách
quan như nhau thì không có nghĩa là cơ hội chủ quan của họ cũng như
nhau. Không ai phủ nhận rằng pháp trị tạo ra bất bình đẳng về kinh tế,
nhưng đấy không phải là một âm mưu hay ý đồ cố ý đưa đẩy một số người
cụ thể nào đó vào hoàn cảnh cụ thể nào đó. Điều đặc biệt là những người xã
hội chủ nghĩa (và quốc xã) luôn luôn chống lại pháp lí “chỉ” mang tính hình
thức và chống lại các đạo luật không ghi rõ người nào thì được phong lưu
đến mức nào

[4]

, họ luôn luôn kêu gọi “xã hội hóa luật lệ” và thường xuyên

tấn công nguyên tắc độc lập của các quan tòa đồng thời ủng hộ các trường
phái luật học như kiểu Freirechtsschule

[5]

làm xói mòn nền tảng của tinh

thần pháp trị.

Có thể khẳng định rằng muốn cho tinh thần Pháp trị có hiệu lực thì việc

không để cho bất kì quy tắc nào có ngoại lệ khi áp dụng còn quan trọng hơn
nội dung của chính các quy tắc đó. Xin xem thí dụ mà ai cũng biết: chúng
ta có thể đi theo bên phải hoặc bên trái đường, vấn đề đó không quan trọng,
quan trọng là tất cả chúng ta phải đi cùng một bên. Quy tắc này cho phép ta
dự đoán được hành vi của những người khác, và ta chỉ có thể dự đoán được
nếu quy tắc này được áp dụng cho tất cả mọi người ngay cả khi nó khiến ta
cảm thấy bất công trong một số trường hợp cụ thể.

Sự xung đột giữa một bên là nguyên tắc pháp lí hình thức và bình đẳng

mang tính hình thức trước pháp luật và bên kia là những cố gắng nhằm thực
thi các lí tưởng công bằng và giải quyết theo “bản chất vụ việc” thường dẫn
đến sự hiểu lầm khái niệm “đặc quyền đặc lợi” và sự lạm dụng khái niệm
này. Chỉ xin dẫn ra một thí dụ nổi bật nhất của sự lạm dụng thuật ngữ “đặc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.