ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 136

[7]

Một thí dụ nữa chứng tỏ các nhà làm luật đã vi phạm nguyên tắc pháp

trị, đấy là việc quốc hội tuyên bố đặt một người nào đó ra ngoài vòng pháp
luật vì đã phạm những tội ác nghiêm trọng, rất thịnh hành trong lịch sử
Anh. Trong hình luật, nguyên tắc Pháp trị được thể hiện bằng câu Latin sau
đây: nulla poena sine lege, không thể trừng phạt khi chưa có luật quy định
hình phạt đó. Bản chất của nó là điều luật phải hiện diện dưới dạng quy tắc
chung, được thông qua trước khi xảy ra trường hợp vi phạm mà luật này áp
dụng. Không còn ai dám khẳng định rằng Richard Rose, một đầu bếp của
Giám mục xứ Rochester, bị “luộc cho đến chết mà không được rửa tội”
theo nghị định của quốc hội dưới thời Henry VIII, là vụ tử hình được thực
thi theo đúng tinh thần pháp trị nữa. Nhưng hiện nay trong tất cả các nước
theo chủ nghĩa tự do, pháp trị đã trở thành cơ sở cho việc xét xử các tội
hình sự. Song tại các nước toàn trị câu Latin đã dẫn bên trên, theo cách nói
chính xác của ngài E. B. Ashton, đã trở thành: nullum crimen sine poena,
nghĩa là không được bỏ qua bất kì tội lỗi nào, dù luật đã quy định hay chưa.
“Quyền của nhà nước không chỉ giới hạn ở việc trừng phạt những kẻ vi
phạm pháp luật. Nhà nước được phép thực hiện tất cả mọi việc để bảo vệ
quyền lợi của xã hội và tuân thủ pháp luật chỉ là một trong những yêu cầu
đối với nó mà thôi”. (Ashton E. B, The Fascist, His State and Mind (Người
phát xít, nhà nước và tâm địa của hắn ta), 1937. p. 119). Còn “quyền lợi của
xã hội” là gì thì dĩ nhiên là do nhà cầm quyền quyết định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.