nữa; nó quản lí cả việc phân phối giữa các địa phương và nhóm xã hội và
nếu muốn, nó có thể thực hiện chính sách phân biệt đối xử một cách tuỳ
tiện nhất. Nếu nhớ lại rằng vì sao đa số ủng hộ kế hoạch hóa thì liệu có
nghi ngờ gì rằng quyền lực này sẽ được sử dụng cho một số mục đích nhất
định, được nhà chức trách đồng ý và sẽ ngăn chặn mọi xu hướng mà nó
phản đối?
Việc kiểm soát sản xuất và giá cả tạo ra quyền lực gần như vô giới hạn.
Trong xã hội cạnh tranh, mức giá mà ta phải trả cho một món hàng, tức tỉ lệ
trao đổi giữa những món hàng khác nhau, phụ thuộc vào số lượng các món
hàng khác vì nếu ta lấy đi một món thì những người khác không thể lấy
món đó nữa. Mức giá này không được quy định bởi ý chí của bất kì ai. Nếu
không đủ tiền thỏa mãn nhu cầu theo cách này thì chúng ta có thể thử
những cách khác. Khó khăn mà chúng ta phải vượt qua không phải là vì có
người nào đó phản đối ý định của chúng ta mà chỉ vì lúc đó một người nào
đó cũng cần món hàng mà ta muốn mua. Trong xã hội mà nền kinh tế bị
quản lí, nơi chính phủ giám sát các mục tiêu của công dân, chắc chắn là nó
sẽ ủng hộ một số mục tiêu và ngăn chặn một số mục tiêu khác. Và thế là
không phải quan điểm của chúng ta mà quan điểm của một người nào đó về
việc ta phải thích hay không thích cái gì sẽ quyết định cái mà ta được nhận.
Và vì chính quyền có thể ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào nhằm “lách khỏi các
định hướng” trong lĩnh vực sản xuất cho nên họ có thể kiểm soát việc tiêu
dùng của chúng ta hữu hiệu như thể họ trực tiếp bảo chúng ta phải chỉ tiêu
như thế nào vậy.
Nhưng chính quyền "định hướng" đời sống hằng ngày của chúng ta
không chỉ trong lĩnh vực tiêu thụ. Thực ra đó không phải là đích nhắm
chính yếu của chính quyền. Nếu là người sản xuất, chúng ta còn bị nhà
chức trách nhào nặn và "định hướng" kĩ lưỡng hơn nữa. Đối với một con
người, làm việc và hưởng thụ là hai mặt không thể tách rời, Đa số chúng ta
sử dụng phần thời gian trong cuộc đời để làm việc và công việc của chúng
ta thường quyết định nơi cư trú và những người xung quanh ta. Do đó, đối