chuyển cán bộ và cố tình bỏ qua những khác biệt tinh tế mang tính cá nhân
của mỗi người.
Mặc dù người ta đã long trọng tuyên bố rằng mục đích của kế hoạch hóa
là con người không còn là phương tiện nữa, nhưng vì trong quá trình lập kế
hoạch, về nguyên tắc không thể tính toán được các thiên hướng của từng
người, hơn lúc nào hết từng người cụ thể sẽ trở thành phương tiện được nhà
cầm quyền sử dụng cho các mục đích mơ hồ như là “lợi ích chung” hay là
“phúc lợi của toàn xã hội”.
* * *
Trong xã hội cạnh tranh ta có thể mua được tất cả mọi thứ với một cái
giá nào đó, dù đôi khi có thể là rất cao. Ý nghĩa của điều này lớn hơn rất
nhiều so với cảm nhận thông thường của chúng ta. Thay thế cho nó không
phải là hoàn toàn tự do lựa chọn mà là các chỉ thị và cấm đoán, buộc phải
chấp hành hoặc may lắm là được kẻ cầm quyền gia ân mà thôi.
Người ta đã lẫn lộn các khái niệm đến mức nhiều người khẳng định rằng
hiện tượng “có tiền mua tiên cũng được” chính là khuyết tật của xã hội
cạnh tranh. Nếu những người phản đối chống lại việc đưa các giá trị cao cả
của con người vào quan hệ “tiền trao cháo múc” thực sự cho rằng chúng ta
không được hi sinh các nhu cầu vật chất để bảo vệ các giá trị cao hơn hay
cho rằng để ai đó lựa chọn thay cho chúng ta, thì có thể nói thẳng rằng ý
kiến như thế không phù hợp với quan niệm về nhân phẩm của con người.
Muốn bảo vệ cuộc sống và sức khỏe, đức hạnh và sắc đẹp, danh dự và
lương tâm, ta phải hi sinh phúc lợi vật chất ở một mức độ nào đó; ta buộc
phải đưa ra lựa chọn. Đây là điều không thể chối bỏ, giống như tất cả chúng
ta đôi khi không sẵn sàng hi sinh như thế.
Chỉ xin lấy một thí dụ: không nghi ngờ gì rằng chúng ta có thể làm cho
số người chết vì tai nạn ô tô bằng không với một cái giá là từ bỏ hoàn toàn
việc sử dụng ô tô. Tất cả những việc khác đều như thế cả: chúng ta thường
xuyên mang cuộc sống, sức khỏe và giá trị tinh thần của mình cũng như
của người thân của mình ra đánh cược để đổi lấy cái mà chúng ta thường