hệ thống toàn trị đặt ra. “Lời nói dối hữu ích” của Platon cũng như “các
huyền thoại” của Sorel phục vụ cho cùng mục đích như lí thuyết chủng tộc
của quốc xã hay thuyết nhà nước phường hội của Mussolini. Chúng chỉ là
những quan niệm cá biệt dựa trên các sự kiện mà sau đó được trau chuốt
thành các lí thuyết khoa học nhằm biện minh cho các định kiến có sẵn mà
thôi.
* * *
Cách tốt nhất để người dân chấp nhận các giá trị mà họ phải phục vụ là
thuyết phục họ rằng đấy là các giá trị mà họ, hay ít nhất là những người ưu
tú nhất trong số họ vẫn luôn luôn tin tưởng, chỉ có điều trước đây họ đã
hiểu chưa thật đúng. Lúc đó nhân dân sẽ chuyển lòng trung thành từ các
chúa trời cũ sang các chúa trời mới với kì vọng rằng các chúa trời mới đúng
là điều mà họ cần nhưng từ trước đến nay họ chỉ mới lờ mờ cảm thấy như
thế. Và biện pháp tốt nhất là gán cho các ngôn từ cũ những ý nghĩa hoàn
toàn mới, ít có đặc điểm nào của chế độ toàn trị vừa làm cho những người
quan sát hời hợt phải lúng túng lại vừa đặc trưng cho bầu không khí trí tuệ
của nó bằng việc xuyên tạc toàn diện ngôn ngữ, bằng thay đổi ý nghĩa của
ngôn từ để thể hiện lí tưởng của chế độ mới.
Bị xuyên tạc nhiều nhất chính là từ “tự do”. Như ở bất kì nơi nào khác,
từ này cũng được sử dụng một cách tự do ngay trong các nhà nước toàn trị.
Trên thực tế, có thể nói - và đây phải là lời cảnh báo để chúng ta luôn phải
thận trọng trước những kẻ hứa hẹn New Liberties for Old
thay cho tự do cũ) - rằng bất cứ khi nào tự do, theo nghĩa chúng ta hiểu, bị
phá hoại thì bao giờ người ta cũng hứa hẹn cho nhân dân một nền tự do
mới. Ngay trong chúng ta cũng có “những người ủng hộ kế hoạch hóa nhân
danh tự do”, những người này còn hứa cho chúng ta nền “tự do tập thể cho
cả nhóm”, mà ý nghĩa của nó sẽ trở nên rõ ràng nếu ta chú ý đến điều họ
nói sau đây: “dĩ nhiên là đạt được tự do theo kế hoạch không có nghĩa là
thủ tiêu ngay lập tức tất cả <sic!> mọi hình thức của tự do đã từng tồn tại
trước đây”. Tiến sĩ Karl Mannheim, người có tác phẩm chứa câu dẫn bên