ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 223

lên khi nhận chân được hậu quả của nền kinh tế toàn trị, nhưng ông ta xứng
đáng giữ vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành các tư tưởng quốc xã vì các
trước tác của ông ta có ảnh hưởng hơn bất kì ai khác trong việc hình thành
quan điểm kinh tế của thế hệ người Đức lớn lên trong và ngay sau chiến
tranh

[5]

; và một số cộng sự gần gũi nhất của ông ta sau này đã trở thành

những thành viên cốt cán trong Bộ chỉ huy Kế hoạch Kinh tế Ngũ niên của
Goring. Friedrich Naumann, một người cựu marxit khác cũng có vai trò
tương tự như thế: tác phẩm Miltteleuropa (Trung tâm châu Âu) của ông ta
có lẽ là tác phẩm bán chạy nhất trong thời chiến tranh ở Đức

[6]

.

Nhưng người có công trong việc phát triển một cách đầy đủ nhất và

truyền bá một cách rộng rãi nhất các quan điểm này lại là ông Paul Lensch,
một thành viên cánh Tả của Đảng Dân chủ Xã hội

[7]

trong Reichstag (Quốc

hội Đức). Ngay trong những tác phẩm đầu tiên Lensch đã mô tả cuộc chiến
như là “vụ xa chạy cao bay của bè lũ tư bản Anh trước sự thăng tiến của
chủ nghĩa xã hội” và giải thích sự khác nhau một trời một vực giữa lí tưởng
tự do của chủ nghĩa xã hội và quan niệm của người Anh về vấn đề này.
Nhưng phải đến cuốn thứ ba, cũng là cuốn thành công nhất trong thời gian
diễn ra cuộc chiến, với nhan đề Three Years of World Revolution (Ba năm
cách mạng thế giới), thì tư tưởng của ông, dưới ảnh hưởng của Plenge, mới
được trình bày một cách đầy đủ nhất

[8]

. Lensch đã đưa ra những phân tích

khá lí thú và ở một số khía cạnh nào đó thì khá chính xác kết quả của việc
áp dụng chủ nghĩa bảo hộ của Bismark. Chính sách bảo hộ như thế đã làm
cho nền công nghiệp Đức phát triển theo hướng tập trung và tạo ra các
công ty độc quyền to lớn, mà theo quan điểm marxit của ông ta thì đấy
chính là biểu hiện của một nền công nghiệp phát triển cao.

“Các quyết định được Bismark thông qua năm 1879 đã đưa đến kết quả

là nước Đức đã bước vào con đường cách mạng, nghĩa là trở thành nước có
một hệ thống kinh tế tiên tiến và phát triển cao nhất thế giới hiện nay. Đức
đại diện cho phía cách mạng còn kẻ thù chính của nó là nước Anh thì đứng
về phía phản cách mạng. Sự kiện này chứng tỏ rằng nhìn từ quan điểm phát
triển của lịch sử thì thể chế của đất nước, dù đấy có là tự do và cộng hòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.