hay quân chủ và độc tài, có ảnh hưởng rất ít đến việc nước đó có phải là
nước phóng khoáng hay là không. Nói một cách đơn giản hơn quan niệm
của chúng ta về chủ nghĩa phóng khoáng, về Dân chủ v.v… có nguồn gốc
từ chủ nghĩa Cá nhân của Anh, theo đó một nước có chính phủ yếu là nước
phóng khoáng và bất kì hạn chế nào đối với quyền tự do cá nhân cũng đều
bị coi là độc tài và quân phiệt cả”.
Ở Đức, với “vai trò lịch sử” phải trở thành mẫu mực về kinh tế cho các
nước khác, “cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội đã diễn ra một cách rất
thuận lợi vì tất cả những điều kiện cần cho chủ nghĩa xã hội đều đã được
thiết lập rồi. Vì vậy nhiệm vụ của tất cả các đảng xã hội chủ nghĩa là ủng
hộ nước Đức trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù, để Đức có thể thực
hiện được nhiệm vụ lịch sử của mình là thúc đẩy phong trào cách mạng
trên toàn thế giới. Vì thế cuộc chiến tranh của khối Entente chống lại Đức
làm người ta nhớ lại những cố gắng của giai cấp tư sản lớp dưới của thời
tiền tư bản nhằm ngăn chặn sự suy sụp của chính giai cấp này”.
Việc tổ chức tư bản, Lensch viết tiếp, “đã được bắt đầu một cách vô thức
trước chiến tranh, được tiếp tục một cách có ý thức trong thời kì diễn ra
chiến tranh và sẽ tiếp tục một cách có hệ thống sau khi chiến tranh kết thúc.
Đây không phải là vì tình yêu đối với nghệ thuật tổ chức cũng chẳng phải là
chủ nghĩa xã hội được coi là nguyên tắc tổ chức xã hội cao hơn. Trên thực
tế những giai cấp đóng vai trò tiên phong của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa về
lí thuyết đang bị coi hay ít nhất trong một thời gian ngắn trước đây đã từng
bị coi là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đang lại gần, ở mức
độ nào đó thì nó đã hiện diện rồi, chúng ta không thể sống thiếu nó được
nữa”.
Chỉ còn những người phóng khoáng tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại xu
hướng này mà thôi. “Những người thuộc giai cấp này đã vô tình lập luận
theo cung cách của người Anh. Tầng lớp tư sản có học ở Đức thuộc loại
người như thế. Các khái niệm chính trị của họ về “tự do” về “quyền công
dân”, về hiến pháp và chế độ đại nghị xuất phát từ thế giới quan cá nhân
chủ nghĩa, chủ nghĩa phóng khoáng của Anh là hiện thân của chúng, các