ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 297

ngoại lệ”.

[2]

Tính chất “tiên thiên” có phần khắt khe và mang tính “bảo thủ”

của những sơ đồ tinh thần của Hayek là khá rõ ràng.

Chính vì không thể hiểu được vị trí của mình trong trật tự tổng thể ấy mà

lý trí thường có nhiều ảo tưởng về mình. Với viễn cảnh Hayek, điều đó dễ
hiểu: ý thức thật sự chỉ là một bộ phận phụ tuỳ, một cái vòng tròn nhỏ nằm
trong một cái vòng tròn lớn bao trùm lên nó, mang ý nghĩa cho nó, một
cách âm thầm, ngoài sự nhận biết của nó. Cũng như cảm giác, ý thức cũng
mang trong bản thân toàn bộ ký ức về lịch sử của sự hình thành đời sống
tinh thần của mỗi con người. Sự xuất hiện của nó không phải là sự hiện
diện của người chỉ huy mà thật sự là một kẻ thừa hành. Giống như phần nổi
của một tảng băng trôi giữa biển không biết đến cái phần chìm nặng nề bên
dưới đã quyết định hướng đi của mình, ý thức cũng không biết đến những
sức mạnh từ chiều sâu, bao gồm rất nhiều những phần hạ thức, tiềm thức,
vô thức đã điều động nó ngay từ lúc nó mới xuất hiện. Là cái phần sáng
chói nhất của tinh thần, nhưng do vị trí đó của nó, lý trí không thể nhận biết
về bản thân và cũng vì đó tinh thần cũng không thể có phương cách nào để
nhận biết về mình. Với Hayek, tinh thần (bao gồm lý trí) chìm đắm và đồng
hoá với những hoạt động của nó, không có một kẽ hở nào để có thể nhìn lại
mình, một cách tự giác. Nói cho văn vẻ một chút, tinh thần không thể hồi
đầu đế phản tư. Diễn giải theo một hình ảnh nôm na của Michael Polanyi,
tình thế của tinh thần không khác gì tình thế của một người đeo kính: người
đeo kính không thể nhìn thấy cái kính mình đang đeo.

Với Hayek, vấn đề tri thức như vậy, đã được xem như là kết quả của một

thứ triết lý về tinh thần và cũng là về con người, một thứ triết lý hình thành
từ nhiều hệ thống lý luận rất khác nhau được Hayek tuyển chọn, phối hợp
theo mục đích xác định: khởi đầu từ cảm giác luận của Ernst Mach (phủ
định khái niệm “vật tự thân’”) sau đó kết hợp với những “phạm trù tiên
thiên” của Kant để cuối cùng mang nội dung những thói quen được ký ức
tạo thành nếp theo quan niệm của Hume. Tính chất thực chứng của tri thức
luận ấy là rõ ràng nhưng đó lại là một thứ chủ nghĩa thực chứng mà theo
nhiều nhà nghiên cứu đã bị biến thái, vặn xoáy, bản thân chứa không ít

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.