ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 300

Lấy quan điểm đó làm nền móng, Hayek đã tuỳ tiện đưa tất cả những

trào lưu tư tưởng nào có ý định sử dụng lý trí để phân tích các hiện tượng
xã hội vào cái phạm trù gọi là “chủ nghĩa thiết kế duy lý” một cách dễ
dàng, từ những nhà Bách khoa toàn thư Pháp cho đến những người chủ
trương can thiệp nhà nước vào hoạt động kinh tế, những người khuyến cáo
xây dựng các Nhà nước phúc lợi đến những người đòi thay đổi chủ nghĩa tư
bản ở nhiều mức độ khác nhau, cải lương như những người dân chủ xã hội,
triệt để như những người marxit, và thật là thú vị: gộp luôn vào danh sách
ấy cả những người theo chủ nghĩa dân tộc quốc xã sôvanh và phát xít nữa!
Một cách thật nghịch lý, cách thức sắp xếp ấy rõ ràng bắt nguồn từ phương
pháp quy giản trừu tượng hoá rất… duy lý: trong hàng loạt những nguyên
nhân phức tạp tạo nên các hiện tượng, người ta chỉ rút ra một yếu tố nào đó
chung nhất mà cũng là duy nhất được xem là phù hợp với hệ thống của
mình, rồi cứ thế mà suy diễn, gán ghép, bỏ qua những yếu tố khác cũng rất
quan trọng (rất đáng kể là những nguyên nhân lịch sử, xã hội). Tất cả
những biện luận của Hayek về sự giới hạn của lý trí chỉ là như vậy: nhân
danh chống lại “sự tự phụ của lý trí”, với phương pháp quy giản tư biện và
khái quát hoá trên đây, có thể nói Hayek đã tạo ra một thứ logic ngược lại
đồng tính chất: sự tự phụ của tư duy phi lí tính. Mặc dù Hayek có lần muốn
dựa vào Popper để cho rằng ông đứng về phía chủ nghĩa duy lý “đích thực
hơn” và gọi đó là thứ “chủ nghĩa duy lý tiến hoá”, đối lập với thứ “chủ
nghĩa duy lý ngây thơ”,

[5]

nhưng sự biện bạch về chữ nghĩa ấy không thể

làm thay đổi được tính chất nhất quán trong hệ thống của ông.

Sự quy chụp dẫn xuất từ một phương pháp như vậy là không tránh khỏi.

Điều này bộc lộ rất rõ trong việc Hayek suy luận từ ý đồ ra kết quả của
những thứ lý luận mà ông muốn kết tội. Một trong những lập luận đáng chú
ý nhất là lập luận mà Hayek đưa ra trong cuốn The Road to Serfdom
(Đường về nô lệ, 1944) của ông: lòng tốt có thể biến thành tội ác, những
người theo đuổi lý tưởng, muốn làm điều thiện cho con người trong thực tế,
ngoài ý muốn, đã tự đưa mình và những người khác vào tai hoạ. Có một
câu cách ngôn đã nói như vậy rồi: đường đẫn đến địa ngục được lát bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.