hoặc phát biểu thận trọng hơn hay củng cố bằng nhiều minh họa và dẫn
chứng hơn. Nhưng mọi cố gắng viết lại chỉ chứng tỏ rằng tôi sẽ không bao
giờ có thể viết được một cuốn sách ngắn như thế mà lại bao trùm được
nhiều lĩnh vực như thế; đối với tôi thì ngoài những giá trị khác mà nó có thể
có, ngắn gọn là giá trị lớn nhất của nó. Tôi buộc phải đi đến kết luận rằng
nếu tôi muốn đưa thêm bất kì lí lẽ nào khác thì tôi phải làm việc đó trong
những khảo cứu riêng biệt. Tôi đã bắt đầu làm điều đó trong nhiều tiểu luận
khác nhau, một vài tác phẩm trong số đó đưa ra những thảo luận về các vấn
đề kinh tế và triết học mà cuốn sách này mới chỉ chạm nhẹ vào
. Tôi đã
trình bày nguồn gốc của các tư tưởng mà tôi phê phán trong cuốn sách này
và mối liên hệ của chúng với một vài phong trào trí thức ảnh hưởng nhất và
mạnh mẽ nhất của thời đại chúng ta trong một cuốn sách khác
. Hi vọng
rằng sắp tới đây tôi sẽ bổ sung cho cương lĩnh trung tâm quá ngắn của cuốn
sách này bằng một khảo cứu rộng và sâu hơn về quan hệ giữa bình đẳng và
công bằng.
Tuy vậy vẫn còn một đề tài đặc biệt mà độc giả hi vọng nhân dịp này tôi
sẽ bình luận, dù là tôi sẽ không thể giải quyết đề tài này một cách thỏa đáng
mà không viết một cuốn sách mới. Chỉ hơn một năm sau khi Đường về nô
lệ xuất hiện lần đầu tiên, nước Anh có một chính phủ xã hội chủ nghĩa và
chính phủ này đã cầm quyền sáu năm. Và câu hỏi: kinh nghiệm này khẳng
định hay bác bỏ các lý giải của tôi là câu hỏi mà tôi phải trả lời dù là một
cách ngắn gọn. Sự trải nghiệm này đã củng cố nỗi lo lắng của tôi và, tôi tin
có thể nói thêm, đã dạy cho nhiều người cái thực tế về những trở ngại mà
tôi đã chỉ ra nhưng ở dưới dạng lí luận trừu tượng vốn không bao giờ thuyết
phục được họ. Trên thực tế, ngay sau khi chính phủ Công đảng lên cầm
quyền thì một số vấn đề mà tôi phê phán vốn bị người Mĩ coi là ngáo ộp lại
trở thành chủ đề chính trong những cuộc thảo luận về chính trị ở Anh.
Chẳng bao lâu sau, ngay cả các văn kiện chính thức cũng thảo luận một
cách nghiêm túc mối nguy hiểm của chủ nghĩa toàn trị mà kế hoạch hóa
kinh tế sẽ tạo ra. Minh họa rõ ràng nhất về thái độ của chính phủ khi logic
nội tại của chính sách đã buộc chính phủ xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ phải