cái gì cả, nó chỉ ngăn chặn sự sinh sôi. Nó không dùng lối bạo hành
với ai hết, nó chỉ gây phiền hà, nó đè nén, nó chọc tức, nó làm tắt
ngấm, nó khiến cho con người chỉ còn biết há hốc mồm kinh ngạc, và
cuối cùng thì toàn bộ dân tộc chỉ còn là một đàn súc vật nhút nhát và
cần cù mà chính quyền là kẻ chăn dắt.
Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng cái thứ nô lệ chính quy, nhẹ nhàng và
thanh bình như tôi vừa mô tả, còn có thể kết hợp tuyệt vời hơn là ta
nghĩ với một số dạng thức bề ngoài của tự do, và không phải là nó
không có khả năng tạo ra cái gì đó núp dưới bóng chủ quyền nhân dân.
Điều De Tocqueville không xem xét đến là các bạo chúa nhân từ sẽ nắm
được cái chính phủ như thế trong bao lâu, trong khi các nhóm côn đồ khinh
thường tất cả các phép tắc truyền thống chính trị lại có thể dễ dàng giữ
được quyền lực hơn.
Có lẽ tôi phải nhắc lại với độc giả rằng tôi chưa bao giờ lên án các đảng
xã hội chủ nghĩa là họ đã cố tình hướng tới chế độ toàn trị hoặc tỏ ra nghi
ngờ rằng lãnh tụ của các phong trào xã hội chủ nghĩa cũ đã từng có thiên
hướng như vậy. Điều tôi trình bày trong cuốn sách này, và cái mà kinh
nghiệm ở Anh thuyết phục tôi còn tỏ ra đúng đắn hơn, là những hậu quả
không nhìn thấy trước nhưng không thể tránh khỏi của kế hoạch hóa xã hội
chủ nghĩa sẽ tạo ra một tình trạng mà nếu chính sách đó tiếp tục được theo
đuổi thì các lực lượng toàn trị sẽ thắng thế. Tôi đã dứt khoát nhấn mạnh
rằng “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đưa vào thực tiễn bằng các biện pháp mà
đa số những người xã hội chủ nghĩa không tán đồng” và thậm chí còn nói
thêm rằng “các đảng xã hội chủ nghĩa kiểu cũ đã bị các lí tưởng dân chủ
của họ kiềm chế” và “họ không có sự tàn nhẫn cần thiết để thực hiện các
nhiệm vụ mà họ đã lựa chọn”. Tôi sợ cái ấn tượng sau của mọi người về
chính phủ Công đảng: những người xã hội chủ nghĩa Anh ít kiềm chế hơn
những người đồng nghiệp xã hội chủ nghĩa Đức hai mươi lăm năm về
trước. Chắc chắn là những người dân chủ-xã hội Đức hồi những năm 1920,