vụ của cuộc chiến, đã cho chúng ta thấy rõ sự mù mờ và thiếu nhất quán
của các mục tiêu, điều đó chỉ có thể được lí giải là do sự thiếu rõ ràng của lí
tưởng và sự thiếu hiểu biết về bản chất của những sự khác biệt giữa các chế
độ dân chủ và những kẻ thù của họ. Chúng ta đã tự làm mình rối trí vì, thứ
nhất, chúng ta thực thà tin vào một số lời tuyên bố của địch thủ và thứ hai,
không chịu tin rằng kẻ thù cũng thực sự tin tưởng vào một số quan điểm mà
chính chúng ta đang theo. Chẳng phải là tất cả chúng ta, cả các đảng cánh
tả lẫn cánh hữu, đều đã bị lừa khi cho rằng Đảng xã hội chủ nghĩa quốc gia
bảo vệ chủ nghĩa tư bản và chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa xã hội
đấy ư? Chẳng phải là người ta đã từng đề nghị lấy; khi thì yếu tố này, khi
thì yếu tố khác của hệ thống của Hitler làm hình mẫu phải theo, tuồng như
các yếu tố đó không phải là một phần không thể tách rời của một hệ thống
thống nhất và không thể kết hợp với chế độ xã hội tự do mà chúng ta muốn
bảo vệ hay sao? Chỉ vì không hiểu rõ kẻ thù của mình mà chúng ta đã phạm
hàng loạt sai lầm, cả trước cũng như sau khi cuộc chiến xảy ra. Có cảm
tưởng rằng chúng ta không muốn tìm hiểu con đường dẫn tới chế độ toàn
trị vì sự hiểu biết như thế sẽ đe dọa phá tan một vài ảo tưởng gần gũi với
tâm hồn của chúng ta.
Chúng ta vẫn không thể đối phó thành công với người Đức vì chúng ta
chưa hiểu được tư tưởng và cội nguồn tư tưởng đó của họ. Các luận điểm
về sự đồi bại của người Đức, mà ta được nghe nói nhiều trong thời gian gần
đây, không thể đứng vững trước bất kì lời chỉ trích nào và cũng không hoàn
toàn đáng tin với ngay cả những người phát minh ra chúng. Đấy là chưa nói
đến việc họ đã thóa mạ một loạt các nhà tư tưởng người Anh, những người
thường xuyên tham khảo và tiếp thu được những điều tốt nhất và không chỉ
những điều tốt nhất của tư tưởng Đức trong suốt một thế kỉ qua. Xin nhớ
lại, thí dụ như John Stuart Mill, người tám mươi năm về trước đã lấy cảm
hứng từ hai người Đức là Goethe và Wilhelm von Humboldt, để viết nên
luận văn On Liberty (Bàn về tự do) sáng chói của mình. Mặt khác, hai bậc
tiền bối có ảnh hưởng nhất đến tư tưởng quốc xã lại là Thomas Carlyle và
Houston Stewart Chamberlain, một người Scot và một người Anh. Tóm lại,