nghĩa tự do, theo cách hiểu ban đầu của nó, đã bị chủ nghĩa xã hội thế chỗ.
Tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng xung đột giữa những người xã hội chủ
nghĩa quốc gia “cánh tả” và “cánh hữu” là tất yếu, là thứ xung đột luôn nảy
sinh giữa các phe phái xã hội chủ nghĩa. Nếu quan điểm của tôi đúng thì ta
có thể rút ra kết luận rằng những người nhập cư theo tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, mặc dù dự định của họ là tốt đẹp, trên thực tế đang thúc đẩy các
nước tiếp nhận họ đi theo con đường của nước Đức.
Nhiều người Anh, bạn tôi, đã choáng váng trước các ý kiến mang tính
phát xít của những người nhập cư Đức, thế mà nếu xét theo quan điểm thì
đấy lại là những người xã hội chủ nghĩa chính cống. Người Anh cho đó là
do nguồn gốc Đức mà ra, nhưng trên thực tế nguyên nhân lại nằm trong
quan điểm của những người đó. Đơn giản là, về quan điểm, những người
này có điều kiện tiến xa hơn những người xã hội chủ nghĩa Anh, Mỹ vài
bước mà thôi. Dĩ nhiên là do những đặc điểm của truyền thống Phổ mà
những người xã hội chủ nghĩa Đức có được một sự ủng hộ rộng rãi. Sự
tương đồng nội tại giữa chủ nghĩa quân phiệt Phổ và chủ nghĩa xã hội vốn
là niềm tự hào dân tộc của người Đức chỉ càng củng cố thêm cho luận điểm
chính của tôi. Nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng tinh thần của dân tộc chứ
không phải chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến sự phát triển của chế độ toàn trị
trên đất Đức, vì không phải chủ nghĩa quân phiệt Phổ mà là thế thượng
phong của các quan điểm xã hội chủ nghĩa đã gắn bó nước Đức với nước Ý
và nước Nga. Chủ nghĩa xã hội quốc gia không phải là con đẻ của các giai
cấp có đặc quyền đặc lợi, gắn bó với truyền thống Phổ, mà là con đẻ của
đám đông.