ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 61

may mắn là trong quá trình chuyển hóa, tư tưởng của người Anh đã tỏ ra
chậm chạp hơn tư tưởng của các dân tộc châu Âu khác. Cho đến nay chúng
ta vẫn thường nghĩ về lí tưởng như là những lí tưởng mà chúng ta sẽ phải
biến thành hiện thực mà không nhận ra rằng trong hai mươi lăm năm qua
các lí tưởng đó đã làm toàn bộ thế giới, cũng như đất nước ta, thay đổi đến
mức nào. Chúng ta vẫn tin rằng cho đến tận thời gian gần đây chúng ta vẫn
còn sống theo các nguyên tắc được gọi một cách mập mờ là hệ tư tưởng
của thế kỉ XIX hay là tư tưởng laissez-faire. Nếu đem nước Anh so sánh
với những nước khác hoặc theo quan điểm của những người chủ trương
tăng tốc cải cách thì niềm tin đó là có cơ sở. Mặc dù cho đến tận năm 1931
nước Anh và nước Mỹ vẫn tiến rất chậm trên con đường mà các nước khác
đã lún sâu vào, thế mà chúng ta cũng đã đi xa đến mức chỉ những người
còn nhớ những ngày trước Chiến tranh Thế giới I mới biết một thế giới tự
do là như thế nào

[1]

.

Nhưng điều chủ yếu - điều mà chưa mấy người nhận thức được - không

phải là mức độ của những đổi thay đã diễn ra trong thế hệ vừa qua mà là
những thay đổi này đã làm biến đổi hoàn toàn xu hướng phát triển tư tưởng
và trật tự xã hội của chúng ta. Trong hai mươi lăm năm qua, khi bóng ma
của chủ nghĩa toàn trị còn chưa trở thành mối đe dọa thực tế, chúng ta đã
càng ngày càng xa rời những lí tưởng nền tảng của nền văn minh phương
Tây. Con đường phát triển mà chúng ta đã bước chân lên với những hi vọng
trong sáng nhất lại dẫn chúng ta đến những nỗi kinh hoàng của chế độ toàn
trị. Đấy là một đòn nặng nề giáng vào cả một thế hệ, thế mà cho đến nay
những người đại diện cho nó vẫn không chịu xem xét mối liên hệ giữa hai
sự kiện này. Nhưng kết quả đó chỉ một lần nữa khẳng định sự sáng suốt của
những người đã đặt nền móng cho triết lí tự do, loại triết lí mà chúng tôi
vẫn tự coi mình là những người kế tục của họ. Chúng ta đã dần dần từ bỏ tự
do kinh tế, thiếu nó thì trong quá khứ tự do cá nhân và tự do chính trị cũng
không bao giờ tồn tại được. Và mặc dù các nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỉ
XIX là De Tocqueville và Acton đã khẳng định một cách không úp mở rằng
chủ nghĩa xã hội là chế độ nô lệ, nhưng chúng ta vẫn tiến, tuy chậm chạp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.