ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ - Trang 94

“Hiệu quả vượt trội của các xí nghiệp lớn chưa được chứng minh; các lợi

thế được cho là có thể hủy hoại cạnh tranh đã không được tìm thấy trong
nhiều lĩnh vực. Các lợi ích kinh tế nhờ quy mô, nếu có, không nhất thiết
dẫn tới độc quyền… Hiệu quả tối ưu có thể đạt được trước khi phần lớn
nguồn cung ứng bị xí nghiệp độc quyền kiểm soát. Kết luận rằng lợi thế của
sản xuất quy mô lớn nhất định sẽ dẫn đến tiêu diệt cạnh tranh là không thể
chấp nhận được, cần ghi nhận rằng độc quyền thường xuất hiện dưới tác
động của các tác nhân khác chứ không phải là do giá cả thấp đạt được nhờ
sản xuất với quy mô lớn. Độc quyền thường là kết quả của những thỏa
thuận ngầm và được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ. Khi các thỏa
thuận này bị coi là phi pháp và khi chính sách được xem xét lại một cách
toàn diện thì có thể tái lập các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh phát
triển

[3]

”.

Nghiên cứu tình hình ở Anh có lẽ cũng sẽ dẫn đến các kết quả tương tự.

Bất kì ai từng chứng kiến sự nhiệt tình của các doanh nhân độc quyền trong
việc tìm kiếm sự ủng hộ của nhà nước và việc họ thường nhận được sự ủng
hộ cần thiết trong việc duy trì sự kiểm soát đối với thị trường sẽ không còn
một chút nghi ngờ nào về tính tất yếu của quá trình phát triển như thế.

Ta còn dễ dàng đồng ý với kết luận trên, nếu xét đến trình tự xuất hiện

của quá trình suy giảm cạnh tranh và mở rộng độc quyền ở những nước
khác nhau. Nếu suy giảm cạnh tranh và mở rộng độc quyền là kết quả của
tiến bộ kĩ thuật hay là một giai đoạn phát triển tất yếu của “chủ nghĩa tư
bản” thì chắc chắn nó phải xảy ra trước tiên ở các nước có nền kinh tế phát
triển hơn. Trên thực tế lần đầu tiên quá trình này xuất hiện vào khoảng 30
năm cuối thế kỉ XIX ở các nước có nền công nghiệp non trẻ, tức là ở Mỹ và
Đức. Ở Đức, nước được coi là hình mẫu của các quy luật phát triển của chủ
nghĩa tư bản, từ năm 1878 nhà nước đã chủ động thi hành chính sách nhằm
thúc đẩy sự phát triển của các cartel và các nghiệp đoàn. Các chính phủ
không chỉ sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mà còn áp dụng các biện pháp khuyến
khích trực tiếp, thậm chí cưỡng ép nhằm đẩy nhanh quá trình thành lập các
tập đoàn độc quyền nhằm điều tiết giả cả và tiêu thụ. Chính ở Đức, nhờ sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.