hàng liễu rủ và giòng sông. Ngôi nhà của Pao khá lớn: nhìn từ xa, nhà
chàng có về giầu sang nhất phố. Chiếc cổng vĩ đại mở ra trước một dẫy sân
rộng mênh mông và uy nghi. Những dẫy nhà nối tiếp nhau, hàng cột sừng
sững đỡ những mái ngói cong vút in đậm nét trên nền trời. Những câu đối
sơn son thép vàng, những hình trạm nổi làm cho các cánh cửa và hàng cột
sáng rực rỡ, huy hoàng. Nhà tôi ở cuối đường và rất khiêm tốn so với nhà
Pao, chỉ có một cái sân giữa những dẫy nhà tầm thường.
Nhà Pao lúc nào cũng ồn ào rộn rịp khiến bọn trẻ con cùng phố đứa nào
cũng lóa mắt thán phục. Chúng tôi thường tụ tập trước cổng nhà Pao để
rình mò, nghe ngóng. Đây là trò chơi thú vị mà chẳng tốn kém của chúng
tôi. Từ sáng sớm, chúng tôi đã chạy đi xem cảnh thân phụ Pao ra xe để đi
đến Nha môn, nơi đặt các công sở của chính phủ. Đám kỵ binh hộ vệ sắp
hàng thẳng tắp ngoài cổng đợi sẵn. Ngài bước ra, lên xe đi giữa những
tiếng chân ngựa lộp cộp nện trên mặt đường.
Trưa đến, các tay lái buôn mới lũ lượt kéo tới. Đôi khi đó là một khách rao
hàng, trẻ, gầy, có dáng trang nhã với một mớ những gói đồ quý giá; đôi khi
chính ông chủ tiệm béo phệ, tay phe phẩy chiếc quạt, dẫn đám người làm
tay xách nách mang, nào thúng nào mủng. Bởi vì các phu nhân, không
muốn bẩn chân đi ra phố. Các bà thường sống riêng rẽ trong từng căn nhà
riêng với một chiếc sân riêng và mỗi khi muốn mua sắm thứ gì- từ cái bút,
bình hoa, vải vóc cho đến đồ trang sức bằng vàng ngọc- người ta mang đến
hàng tá tùy các bà lựa chọn. Ít khi người ta thấy các bà ở ngoài phố chỗ
đông đúc và la liệt hàng hóa- từ cuốn tiểu thuyết Mỹ mới nhất, những bình
hoa, quần áo, trái cây hộp đến một con khỉ hay một bộ kiến hiển vi.
Mùa đông, mỗi buổi trưa, chúng tôi nhìn hàng dẫy người nghèo khổ, những
kẻ ăn xin kéo đến trước nhà Pao, ngày nào cũng như ngày nào rất đúng giờ
y như là được triệu đến. Họ đứng đợi trước cái cổng lớn, tay cầm những cái
bát sứt mẻ để đựng thức ăn. Rồi các gia nhân mang những nồi cháo lớn ra.
Họ múc cháo nóng hổi, bốc khói đổ vào từng chiếc bát dơ cao trên những