tác giữa chúng tôi vẫn không bị đứt khoảng, và điều này nói ra không khỏi
tầm thường nhưng tôi vẫn cảm thấy phải nói, là nếu không nhờ có Marian
sửa chữa, phê bình cùng tu bổ cho từng chương một, chắc chắn cuốn sách
này đã không có dịp ra đời.
Ngay khi vừa hoàn tất một chương, tôi gửi bằng máy bay tới Marian liền.
Bản thảo bay tới bay lui giữa tác giả và đồng tác giả(co-auteur) trên vòm
trời Trùng Khánh, được đánh máy trên những tờ giấy thực mỏng với tất cả
thận trọng và rõ ràng để có thể nhét vào phong thơ của bưu điện hàng
không.
Rồi, một ngày đẹp trời nọ, nhà xuất bản nhận lời in.
Tuy nhiên, vào thời đó, chưa thể tiết lộ tên tác giả được vì một lý do kỳ
khôi. Hồi đó, nhờ chồng tôi nên tôi tạm thời trở thành một nhân viên ngoại
giao của xứ tôi. Các bà trong ngoại giao đoàn không được phép viết văn.
Nơi chúng tôi sống, người ta coi viết văn như một nghề ít phụ nữ tính và
độc hại, y như nghề kịch sĩ vậy. Ngay cả cuốn tự truyện đầy sinh động và
duyên dáng, Huilan Koo, của bà Wellington Koo, phu nhân của ông đại sứ
Trung Hoa tại Hoa Thịnh Đốn, đã đột nhiên bị cấm lưu hành một cách bất
công. Cuốn sách của tôi không bị số phận đó, nhưng trong nhiều năm, tôi
khá thấu đáo về vấn đề này.
Đó là câu chuyện đằng sau cuốn Destination Tchoungking của tôi.
Ngoài bài mở đầu này ra, kỳ dư tôi không hề sửa đổi chi tiết nào trong cuốn
sách khả dĩ khác với lần xuất bản đầu tiên, trừ vài lỗi chính tả và văn phạm.
HÀN TÚ ANH
Tháng 2, 1953