bao nhiêu màng nhện trong phòng đều biến hết. Nó cũng giặt rũ quần áo
cho chúng tôi, kể cũng tạm được, tuy nó thường hay pha đồ trắng với các
mầu khác khiến cho sơ mi của Pao đều vằn vện các vệt xanh thôi ở áo vải
của tôi ra.
Càng ngày bộ mặt của Nam-Ninh càng thay đổi. Nhiều toán lính làm việc
ngày đêm để mắc các đường giây điện thoại và điện báo chạy đi khắp
hướng, trong y như cái mạng nhện. Nam-Ninh đã thành đầu não của nước
Trung-Hoa. Những"ông lớn" của quân đội đều có mặt ở đây cả, các ông bộ
trưởng chiến tranh, các ông tướng và các vị tư lệnh, Thống tướng Tưởng
cùng với một đám những thuộc cấp- như chúng tôi. Nhưng mỗi chúng tôi
đều là một cái vẩy trong guồng máy công quyền trung ương vẫn còn sống
và hoạt động, trong khi quân Nhật cứ đinh ninh rằng là đã phá tan khi
chiếm Nam-Kinh rồi Hán-Khẩu. Các tướng trong Bộ Tổng Tư Lệnh đều
đóng đại bản doanh trong các ngôi chùa trên sườn đồi. Những kẻ khác ở rải
rác khắp nơi, xâm chiếm hết cả làng, lan ra ngoài bốn chung quanh trăm
ngàn cây số... Người ta xây cất nhà mới. Làm vội vàng trong vài ba ngày,
nhưng đều đã được đặt thuê ngay đến phần cuối cùng ngay từ lúc mới cất
nền nhà. Người ta vẫn tiếp tục đổ ào ào vào trong làng vốn đã quá đông,
chất có cả sáu bảy người vào trong một phòng bé tí xíu chỉ dành cho hai
người là nhiều. Tôi và Pao cảm thấy gần như có tội khi sống trong một
khung cảnh sang cả như vậy.
Ngay cả các vùng lân cận, các sỹ quan tham mưu cùng các nhân viên dân
chính khác cũng tranh nhau từng phòng trong những ngôi nhà tranh vách
đất. Vợ con họ bắt đầu học sống cuộc đời thôn dã. Ta thường gặp những
thiếu phụ mảnh dẻ, những tiểu thư đài các kiêu kỳ trên những con đường
hẹp giữa mương ruộng. Họ đều mặc một thứ hàng vải xanh thô, nhưng luôn
luôn giữ vẻ sang cả với những mái tóc trải bóng mượt, những cánh hoa cài
sau vành tai, má và môi đều thắm đỏ, mắt sáng rực một sức sống tươi vui
hạnh phúc.