chúng tôi, tên đệm cho mười hai đời sau đã được chọn sẵn và được ghi
trong gia phả.
Tất cả những người trong gia đình đều liên hệ với nhau bằng một tên họ
truyền theo dòng cha. Con gái về nhà chồng nhưng vẫn là con gái của gia
đình mình. Ngoài cái giây liên hệ này, tình họ hàng sẽ lạt dần. Những đứa
con của tôi sau này, anh em họ với con của anh em tôi, sẽ mang những tên
họ khác nhau. Điều này có nghĩa là không có gì trở ngại cho việc chúng có
thể lấy nhau. Những đám cưới giữa anh em cô cậu xảy ra rất thường. Đối
với chúng tôi, tình cảm thân thuộc tùy thuộc vào cái tên nhiều hơn là vào
yếu tố máu mủ. Tất cả những người mang tên cùng một họ đều coi như có
họ với nhau và người ta lên án các cuộc hôn nhân giữa các gia đình này,
ngay dù khi người ta không tìm ra được một chút dấu vết liên hệ máu mủ
nào. Tại Trung-Hoa, số tên họ ít hơn các nước khác. Khi chúng tôi nói:
"trăm họ" có nghĩa là: dân Trung-Hoa. Thật ra có vào khoảng hai, ba trăm
họ, nhưng khoảng một nửa dân số mang họ Vương, Giang, Liêu, Lý,
Chương, Dương hay Vũ. Đó là những họ mà ta hay gặp nhất. Đó là những
ông Ất, ông Giáp của nước Tàu, nhưng đông hơn bội phần các ông Ất, ông
Giáp của các nước khác.
Trước khi đến Tứ-Xuyên, tôi chẳng biết rõ gì lắm về các chi tiết của Đại
Gia-Đình tôi, tôi chẳng biết đến cái tầm mức quan trọng mà nó sẽ ảnh
hưởng đến tôi. Ngoại trừ chú Ba, bẩy năm trước đây có đến Bắc-Kinh để
thanh toán công việc của cha tôi, tôi chẳng biết qua một người bà con nào.
Đại Gia-Đình ở Tứ-Xuyên đối với tôi chỉ là cái gì mơ hồ. Tôi phải thú thực
rằng, khi Pao và tôi lấy xe kéo đi đến nhà chú tôi, tôi chỉ có một ý nghĩ:
"Chỉ cần chú Ba có mặt ở Trùng-Khánh." Tôi đã quá mệt mỏi để lại phải lo
đi kiếm một chỗ ở!
Chú Ba là giám đốc một nhà ngân hàng có chi nhánh tại Trùng-Khánh và
Thành-Đô. Chú có nhà ở cả hai nơi mặc dù gia đình ở cả Thành-Đô. Chúng
tôi có viết cho chú từ khi ở Quế-Lâm là chúng tôi sẽ đến Trùng-Khánh và