ĐƯỜNG VỀ TRÙNG KHÁNH - Trang 169

thật là dễ chịu biết bao với những cuốn tranh lụa thanh nhã, những bình hoa
tươi mát, bây giờ có vẻ như hoang dại. Tường đều trống lốc, ghế được dẹp
sát vào góc; các thùng đồ xếp dở nằm chình ình giữa nhà và một đống đồ
ngổn ngang nằm đầy chung quanh. Chán hơn hết thảy là cái bàn lớn và
trống trải với một phần ăn duy nhất cô đơn.

Sáng ra, tôi dậy thật sớm, dù đã ngủ một giấc khá đầy mà vẫn chẳng thấy
bớt mệt, tôi chất một thùng toàn sách của Pao rồi đi ra ngân hàng.

Anh Hai giúp tôi xếp thùng sách vào chỗ an toàn. Chưa hề bao giờ biết sợ
bom, anh nhíu mài vẻ bực tức.

- Dĩ nhiên đó chỉ là một tai nạn và ít có dịp xảy ra nữa, nhưng có lẽ cô nên
về ở Đại-A-Vũ chăng?

Đó là một ngôi nhà ở vùng quê, khoảng hai mươi cây số sâu trong bán đảo,
phía bên kia phủ Tô-Quan. Nhà Ngân Hàng có mấy cái kho ở đó để chứa
hàng và một căn nhà nhỏ cho người gác dan. Ở đó chưa hề bị dội bom bao
giờ; nó ở xa quá các mục tiêu quân sự. Chỉ là một cái vườn trên một ngọn
đồi toàn thông và dưới chân đồi, các cánh đống lúa trải dài trong thung
lũng. Ở đó là an toàn nhất.

Anh Hai đã nói như vậy vào khoảng tháng năm 1939... Sau này các cánh
đồng chung quanh và chính ngay cái vườn cũng lỗ chỗ toàn hố bom; các
cây thông bị chặt và các căn nhà đều bị đổ nghiêng.

Tôi trả lời anh là lúc này tôi chưa thấy cần phải đi khỏi thành phố.

Nếu tình hình bết bát hơn... Nhưng ở Nam-Ninh, sau cuộc dội bom đầu tiên
chỉ có toàn những cuộc báo động lầm. Máy bay chẳng trở lại bao giờ. Ở
Quế-Lâm cũng vậy. Tôi có thể đợi được.

Khi chúng tôi ở dưới hầm lên, người ta báo cho chúng tôi biết có Chình
Páo, báo động. Lúc đó khoảng 10 giờ sáng, giờ thông thường của các cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.