Ông kỹ sư người Ý đã chứa chúng tôi trong suốt thời gian hỗn loạn. Khi
ông chúa ăn cướp kéo đoàn quân của ông đi, chúng tôi trở về nhà để thấy
toàn một cảnh đổ nát; tất cả những gì có thể lấy được đều đã biến cả, chỉ
còn lại toàn là rác rưới và cứt đái. Cánh cửa thì đỗ nghiêng, còn các khung
cửa sổ đều gẫy hoặc lung lơ. Căn nhà trơ trọi trông còi cọt, mất hết vẻ quen
thuộc thân yêu cũ.
Nhưng ngôi nhà thì có quan trọng gì! Tôi chạy băng vườn ra chuồng bò gọi
tên chú chiên con rối rít. Nhưng sau khi tìm kiếm khắp nơi chẳng thấy còn
gì sống sót, tôi ngồi bệt xuống ngưỡng cửa, vùi mặt vào cánh tay mặc cho
nước mắt trào ra và lòng tôi đau khổ biết chừng nào. Có tiếng động là lạ
như tiếng lách cách giữa tiếng sào sạc của lá khô trên sân. Đó là chú nhím
đang đi lục lọi đồ ăn mà đáng lẽ tôi phải mang ra hàng ngày. Lòng tôi chợt
rộn lên và tôi muốn vuốt ve nó, muốn nhặt nó lên, muốn ôm siết nó vào
lòng. Tôi chạy vội đi kiếm thức ăn cho nó và lòng cũng vơi bớt được phần
nào.
Chúng tôi ở lại ngôi nhà hoang tàn đó mấy ngày cho đến khi ba má tôi
quyết định lên ở Bắc-Kinh. Ở Sầm-Giang chẳng có lấy một chút hy vọng gì
là yên ổn cả. Sáng sớm tinh mơ chúng tôi bị đánh thức dậy, được thay quần
áo và kéo ra sân đương khi cơn buồn ngủ còn nặng chụp trên mí mắt để dẫn
ra xe lửa. Tôi lại khóc tức tưởi. Tôi không có cả thì giờ để từ giả chú nhím
thân mến nữa. Xe lửa đã mang chúng tôi về Bắc-Kinh. Thế là con đường
của Pao và của tôi bỗng giao nhau.
Pao sinh ra giữa mùa xuân, mùa của các loại chim di cư và tên hồi nhỏ của
chàng là Yến, tên của loài chim báo hiệu mùa xuân đó. Cái tên hợp với
chàng làm vì chàng có cái thông minh nhậm lẹ như mũi tên bắn, chắc chắn
và chừng mực như đường bay của chim én. Chàng sinh hạ trong một gia
đình bao đời qua vẫn giữ nguyên nếp nho phong. Gia tộc nhà chàng đã sản
xuất biết bao danh nho, những người đã chán cảnh phù hoa phú quý để lùi
về vui thú điền viên cùng cầm kỳ thi họa với các bạn hữu. Chàng mang