Hoàng-Chí-A-Kiều rất xa xôi và tôi thấy mệt. Sau khi đi được một phần ba
đoạn đường, tôi tiêu mười quan kim thuê một chiếc kiệu... Đã có đầy người
trước nhà giây thép. Tôi phải đợi ba giờ để gửi hai bức điện tín, một cho
chú Ba ở Thành-Đô báo cho chú biết tôi và anh Hai đều vô sự nhưng ngôi
nhà đã bị thiêu rụi và bức khác cho Pao:
Thoát nạn, không bị thương, đi Thành-Đô, đừng lo, Tú-Anh.
Tôi thở ra khoan khoái khi trao bức điện văn và trả tiền. Thế là Pao sẽ yên
trí về tôi! Tôi nghĩ đến các tiếng, các chữ chạy dài trên các đường giây
điện. Chiều nay hay mai mốt, chàng sẽ được yên tâm. Hai mươi chín ngày
sau bức điện của tôi mới đến tay Pao.
Về đến ngân hàng, tôi thấy anh Hai và vài ba nhân viên đã trở về. Họ sẽ trở
lại Đại-A-Vũ vào lúc bẩy giờ chiều bằng một chiếc xe vận tải. Họ khuyên
tôi nên theo họ, nhưng tôi thích bốn bức tường cao vắng vẻ của nhà ngân
hàng hon la cai canh on ao u dong o Đại-A-Vũ. Đến tối, tôi kiếm được một
chỗ ăn, ánh sáng mù mờ như trong những hàng quán nhà quê với những
chiếc đèn xếp bằng giấy trắng...
Hôm đó là 15 tháng năm. Trên nóc thành phố ảo não và tối tăm- trứ vài
ngọn đèn mù mờ- mặt trăng đầy, sáng lồng lộng, tròn xoe và xuống thật
thấp, đẹp như một viên ngọc. Trên tất cả các làng xóm và thị trấn Trung-
Hoa tự do, mọi người hẳn đang hưởng ánh trăng xuân, nghỉ ngơi dưới khí
mát buổi chiều trước cửa nhà, đốt vài nén hương hay vài cây nến trước một
vài khung cửa. Người ta chưa biết sợ ánh trăng đầy.
Ngày hôm sau, anh Hai và tôi đi thăm một ngôi nhà cũ. Tất cả nơi này đều
bị tàn phá, bị lửa thiêu rụi. Tất cả chỉ còn là một bãi hoang đầy tro và than
hồng, rải rác một vài đống lửa còn nghi ngút bốc khói.
Chúng tôi chỉ nhận ra căn nhà nhờ vị trí và cái nền nhà còn lại. Mấy cái
sân, mấy khung cửa do tường đá bỏ hổng và các tường phòng, tất cả đều bé