Nói cho cùng, hầu như ngày nào người ta cũng nhận được tin dội
bom,"quan trọng" hay"nhẹ" tùy theo báo cáo. Mới đầu Pao không lưu tâm
đến tin đó mấy. Rồi dần dần các tin chi tiết mới tới: thành phố bị cháy, hàng
dẫy nhà nguyên thành bình địa. Ngay khi được rảnh, chàng đã định điện
thoại qua hệ thống liên tỉnh từ một thành phố gần đó. Người ta cho chàng
biết liên lạc điện thoại với Trùng-Khánh đã bị cắt đứt. Thế là chàng gửi cho
tôi một điện tín và dĩ nhiên tôi không bao giờ nhận được.
Những tin chính xác hơn bay đến, lần này lại đáng sợ hơn nữa. Người ta
biết rằng số thương vong lên đến hàng ngàn. Trong những ngày kế tiếp
ngày dội bom, chàng chẳng nhận được tin tức gì của tôi. Lo ngại ghê gớm,
chàng đánh điện về Bộ Tổng-Tham-Mưu yêu cầu nơi đây gửi ai đến thăm
dò tin tức của tôi tại nhà chú tôi. Trong khi các hệ thống liên lạc bị hạn hẹp,
các công điện quân sự được ưu tiên hơn điện tín dân sự. Công điện được
chuyển đi lẹ làng và một sỹ quan, bạn Pao, được gửi đến địa chị đã ghi.
Anh tìm ra vị trí của ngôi nhà với đám tường đổ. Anh thấy một hố bom
ngay giữa khu vực nhà tôi. Biết tin gì hơn là tôi đã bị chết? Anh hỏi thăm
và người ta cho anh biết về cái chết của một thiếu phụ có họ Chen- đó lại là
họ chú tôi- vợ của một y sĩ thiếu tá lục quân. (Bà ta và đứa con sơ sinh đã
bị thiêu sống trong ngôi nhà kếcận nhà tôi.) Xác chết đã tìm thấy và đã
được đem chôn. Sau khi lượm được tin trên, bị đánh lạc vì các người kể
chuyện, anh bạn Pao kết luận rằng tôi đã chết. Anh trở về Bộ Tư-Lệnh để
báo cáo và đánh điện cho Pao:
"Trong cuộc dội bom ngày 4 tháng năm, nhà của anh trúng bom bị sập và
thiêu hủy, không thấy dấu vết vợ anh, tiếp tục điều tra."
Nhận được bức điện tín, Pao không thể tin gì hơn những gì được khéo léo
che đậy trong các hàng chữ; "Tôi đã chết", "trúng bom", "không dấu vết".
Người ta không thể nào dám gửi cho chàng một bức điện tín như vậy nếu
người ta không tin chắc là tôi đã chết. Thẫn thờ, Pao nhìn bản văn viết bằng
bút chì với khóa điện báo. Ngay lúc đó, chàng chẳng nghĩ gì, không cảm