chỗ phi cơ. Ít ra là phải đợi nửa tháng. Nhưng dù sao thì cũng phải lo kiếm
chỗ ở cho chúng tôi ở Trùng-Khánh đã.
Thành phố bị dội bom hàng ngày, hay gần như hàng ngày. Trong những
ngày đó, thành phố luôn luôn bị phá hủy rồi lại tái thiết, lại bị phá tan rồi lại
xây dựng lại liên tiếp; cả hai phe đều kiên trì như nhau. Người Nhật liên tục
trở lại tấn công. Hình như họ bị ám ảnh về Trùng-Khánh. Ta có thể coi các
sự kiện cuộc sống vẫn tiếp tục tại đây là một sĩ nhục cho cái sức mạnh của
họ. Còn đối với dân chúng Trùng-Khánh, họ đã chứng tỏ sức bền bỉ chặt
chẽ. Mặc dù dân số đã giảm đi còn một phần tư, vẫn còn năm trăm ngàn
người sống trong thành phố. Những cuộc oanh tạc đã trở thành các yếu tố
thông thường của cuộc sống. Rất can trường, họ đã thích ứng với các cơn
khủng bố, với hoàn cảnh khó khăn và nhất định không chịu lìa thành. Nếu
quân Nhật định bẻ gẫy ý chí của họ bằng cách khủng bố, người Nhật đã
thất bại hoàn toàn. Cứ sau mọi cuộc dội bom, mọi người lại thêm phần
cương quyết kháng cự đến cùng.
Từ trên máy bay nhìn xuống Trùng-Khánh, tôi kinh ngạc kêu lên: "Thành
phố không thay đổi gì cả!" Thành phố hiện ra trước mắt tôi y như lần đầu
tiên tôi thấy nó, những bức tường gạch, những tòa bin-đinh nhiều từng nổi
lên sừng sững trên hai con sông chạy dài theo các bãi cát rộng. Chỉ khi máy
bay lượn vòng tròn xuống thấp, bay là là trên nóc thành phố tôi mới thấy sự
tàn phá của bom nổ và hỏa hoạn. Những bức tường không mái, những lỗ
cửa không có cửa, rửng rưng như khung cảnh của một sân khấu.
Chúng tôi hạ cánh xuống phi trường. Khi máy bay đáp lên phi đạo với vài
cái rung nhẹ, chạy băng băng rồi ngừng lại, tôi tỳ tay lên khung cửa và dán
mắt nhìn đám người tụ họp ở phi trường để đón các hành khách. Không
thấy Pao. Không thấy cái dáng mảnh khảnh, chững chạc trong lớp áo ka ki
đâu cả. Tôi đã đánh điện cho chàng mà chàng không tới. Tôi thất vọng vô
cùng. Tôi có cảm tưởng như một bàn tay nặng nề bóp nghẹt tim tôi. Chúng
tôi xuống tàu, băng qua một giải cát, đi qua khu quan thuế để khám xét