của Trung-Hoa đô hộ và cờ Nhật với mặt trời đỏ chói- để"kỷ niệm" ngày
Thượng-Hải và Nam-Kinh bị thất thủ, ngày"giải phóng".
Giọng nàng có vẻ cay đắng, nhưng khi nói về chính nàng, giọng nói lại trở
nên đều đều không xúc cảm. Nàng đã có chồng. Hắn đã có một đứa con ở
miền Bắc và gởi cho cha mẹ nuôi. Chồng nàng đã bị giết sau khi lấy nhau
được ba tháng.
Liên-Xuân-Du ở với chúng tôi mấy ngày. Chúng tôi kê cho nàng một cái
ghế tràng kỷ trong phòng lớn. Khi nàng đi, khi nàng bước trên con đường
dốc ngay trên đầu nhà, thỉnh thoảng lại quay lại vẫy chúng tôi- y như một
chiến sĩ hơn là một cô cử hay một người mẹ- tôi muốn chạy theo giữ nàng
lại, không cho nàng đi. Nhưng còn cuộc đời nào lý thú hơn cuộc đời nàng
đã chọn? Đời tôi? Thế là nàng ra đi và mặc dù có hứa sẽ viết thư, tôi không
bao giờ nhận được tin gì của nàng nữa.
Ít khi chúng tôi không có khách. Một tối, Pao dẫn Hồ-An-Tôn, một bạn
cùng khóa ở trường Võ bị về nhà. An-Tôn ở với chúng tôi hai tháng. Chúng
tôi dành cho anh chiếc trường kỷ. Rồi khi nhà Y.W.C.A., tổ chức khách sạn
của hội công giáo dành riêng cho phụ nữ, bị dội bom, người ta gửi đến cho
tôi hai người. Tôi dọn chiếc giường và phòng ngoài ở với hai cô gái, trong
khi Pao và An-Tôn ngủ dưới đất trong phòng ngủ.
Hồ-An-Tôn có vẻ to lớn so với người Trung-Hoa, khuôn mặt vuông nghiêm
nghị, đen xẫm. Anh đang nghĩ dưỡng sức sau khi bị thương ở mặt trận Tây-
Bắc. Mặc dù một cánh tay đeo trước ngực, vết thương không làm mất vẻ
đứng mực của anh. Lễ độ, thẳng thắn, sạch sẽ và rất thành thật nhưng hoàn
toàn không có óc khôi hài. Anh ta và Pao là hai khuôn mặt điển hình cho cả
một lớp sỹ quan trẻ, yêu nước hăng say và không dung thứ những quan
niệm trái ngược với lý tưởng họ đang đeo đuổi. Họ tận lực trung thành với
Tưởng-Giới-Thạch, con người duy nhất có thể vận dụng toàn thể Trung-
Quốc với sức mạnh của niềm tin mãnh liệt. Trước mặt họ, Tưởng là niềm
hy vọng đoàn kết duy nhất, người duy nhất có thể tụ họp tất cả các phe phái