nữa. Cô ta kêu Á-Xẩm chạy ra tiệm mua thịt gà và cá để gia tăng ẩm thực.
Mặc dù không bao giờ cô ta nhúng tay giúp đỡ chúng tôi trong công việc
nhưng được cái không eo hẹp về vấn đề tiền bạc và tất cả mọi người đều
khoái chí với cơn bốc đồng bất thường của cô ta.
Trầm trọng nhất đối với chúng tôi là nước, vấn đề kéo dài suốt mùa Hạ.
Nhà không có ống dẫn nước. Chỉ có những nhà thực giàu có ở Trùng-
Khánh mới biết đến nước máy. Trên đỉnh đồi, cách nhà hai trăm bực thềm,
có một chỗ hứng nước công cộng và chúng tôi phải trả bốn mươi xu một
đôi nước gánh đến nhà. Nhưng các cuộc oanh kích liên tục làm ngưng các
kinh dẫn nước hay phá hỏng các máy bơm. Thế là, người gánh nước mướn
của chúng tôi chỉ gánh cho chút nước giếng múc từ một cái giếng nông ở
dưới ruộng dưới đồi.
Chỉ hai ba ngày sau, giếng cạn hết nước vì có quá nhiều gia đình đến lấy.
Phải lấy nước sông, xa hơn, quãng đường đi và về dài hơn và số nước của
chúng tôi cũng vơi bớt đi. Nước sông thường xẩm màu hay nâu đục và giá
một đôi nước lên đến ba, bốn hay năm quan kim. Các người gánh nước
kiếm được khá tiền công và trở nên khó chịu. Chúng tôi hoàn toàn tùy
thuộc họ mà. Nhiều sáng tôi phải đi xuống đường để níu một người gánh
nước năn nỉ với những lời nói lịch sự và với nụ cười tươi để hắn mang cho
ít nước, dù chỉ nửa thùng để lau rửa mặt mày.
Nhưng đúng theo luật cung cầu, nước càng hiếm thì càng mắc và càng trở
thành khó kiếm. Những người gánh nước kiếm trong nửa ngày hơn cả số
tiền trước kia họ phải làm trong cả ngày. Thế thì cần gì phải làm nhiều.
Khi khạp nước ở nhà chúng tôi khô ran, chúng tôi phải đi mua lại từng hồi
nước trong các quán nước để nấu nướng và uống. Mọi người chỉ được hai
ba tách nước để lau rửa từ đầu đến chân sau đó lại lấy nước này đi chùi
nhà. Chúng tôi phải bóp chắt lắm mới dám rửa bát đĩa. Hàng núi quần áo
nồng nặc mùi hôi chất đống cho hết mùa kiếm nước.