- Học xong mới về.
Những tuần lễ hòa đàm tiếp theo cuộc đụng độ, hai bên trao đổi kháng thư
cùng cố gắng phân định rõ những rắc rối. Nhưng càng ngày vấn đề càng rõ
ra là nếu Trung-Hoa không chịu khuất phục và cắt nhượng địa, Nhật sẽ ra
tay hành động. Thế rồi tai họa đã xảy ra vào tháng tám năm 1938; dưới cái
cớ thiếu vững chắc của một cuộc rắc rối xảy ra sau khi các tàu chiến của
Nhật đã rời căn cứ và đang trên đường tiến đến Thượng-Hải. Chiến tranh
bùng nổ.
Tên Trung-Hoa hiện trên khắp mặt báo chí. Những tuần lễ trôi qua và
Thượng-Hải vẫn đứng vững, chúng tôi đều hy vọng như điên. Xứ sở tôi,
thiếu chuẩn bị, vừa thoát khỏi cuộc nội chiến tương tàn đã chống giữ
Thượng-Hải hơn ba tháng, đối đầu với một hạm đội hùng hậu vào hạng
nhất thế giới, đối đầu với một đạo quân trang bị với tất cả các loại vũ khí
tối tân. Những đơn vị thiện chiến nhất của chúng tôi được tung vào trận
chiến trong một tinh thần hy sinh vô vọng, cao cả mà mọi người cho là
không tốt trên phương diện chiến lược. Trung-Hoa đã mang hết cả lực
lượng dồn vào một cuộc kháng chiến độc đáo và tuyệt vời, đã cầm chân
được quân xâm lặng và đã khiến cho cả thế giới phải thán phục.
Pao rất bực tức với cái lệnh giữ chàng ở lại trên đất Anh trong khi trên
chiến trường quanh Thượng-Bắc, bạn bè và đồng chí của chàng ngã xuống
như rạ. Mỗi lá thư gửi sang là một bản danh sách các người chết. Càng
ngày chàng càng buồn bã và câm lặng. Tôi quen dần với cái vẻ đăm chiêu,
xung, phản ảnh những suy tư thầm kín của chàng. Chúng tôi cũng ngồi
trong một rạp chiếu bóng khi một cuốn phim thời sự chiếu lên màn bạc
những cuộn khói đen cuồn cuộn bốc lên từ những mái nhà đang bốc lửa của
Thượng-Bắc(khu vực phía Bắc Thượng-Hải, phía bên kia khu thương mại
quốc tế). Màn ảnh đổi sang cảnh khác. Chúng tôi thấy những dẫy tường
gạch đổ nát của nhà ga xe lửa khu Nam ở Nam-Đảo và những đống bầy
nhầy không hình thù: những xác chết tan nát. Rồi chúng tôi thấy một con