chĩu nặng đôi vai gầy. Họ rời bỏ đất đai, ra đi kiếm việc làm và miếng ăn
tại những miền mà mây mưa còn nhớ đến, chưa nỡ quên. Nhưng nơi đây,
cơn hoạn nạn còn khủng khiếp hơn nữa, bởi vì nó không phải là một thiên
tai của định mệnh mà là một hành động có ý thức của con người. Chính
chiến tranh đã giáng họa lên đầu đám người vô tội, đám trẻ con khốn khổ
này.
Tôi quay về với công việc của tôi.
Ngày 17 tháng mười.
Nửa đêm. Pao đã đi. Chàng đã đi và tôi đã để chàng đi một mình. Kìa trên
mặt bàn, những nhánh thủy tiên còn đượm mùi hương tuy đã hơi úa vàng,
chiếc đồng hồ quà tặng của Pao và con dấu gỗ với cái tên không còn là của
tôi nữa. Hà-Tú-Anh. Tôi không còn là Hà-Tú-Anh nữa mà đã là bà Tăng-
Phu-Yến. Tôi và Pao đã lấy nhau được hai ngày.
Chiều đến, sau khi đã hết việc, tôi trở lại căn nhà kỳ cục được coi như
là"nhà" của chúng tôi. Pao vẫn chưa về. Tôi lại ra đường hy vọng sẽ gặp
chàng. Màn đêm buông xuống. Tôi cố chống đỡ với cơn gió lạnh đang bốc
tung đám bụi mù trên hè phố. Dọc theo đường Chương-Hán, hàng đèn nê-
ông sáng chưng của các cửa tiệm và quầy hàng bị cắt quãng bởi những
hũng đen thảm đạm: những căn đóng kín và bỏ trống. Chưa đi xa lắm tôi
chợt thấy một linh cảm kỳ lạ. Tôi quay ngược lại đường cũ, gần như chạy
đua với cơn gió, tim đập rộn ràng vì một nỗi sợ hãi bâng quơ. Có ánh đèn
trong phòng ngủ của chúng tôi. Tôi đẩy cửa bước vào, Pao đang cúi người
trên chiếc va-li. Chàng ngửng lên:
- Tú-Anh, anh phải đi. Tầu sẽ khởi hành vào lúc tám giờ.
Tất cả mọi thứ đã được đột ngột quyết định trong một vài giờ. Bộ Tổng-
Tham-Mưu phải đi ngay tối nay. Tầu đang đợi ngoài bến. Tầu sẽ đi qua hồ
Đông-Kinh để đến Trường-Sa, rồi từ đó Bộ Tổng-Tham-Mưu sẽ đáp xe lửa