Nhưng người ta không thể quay tầu lại chỉ vì một cá nhân. Đó là điều
không thể được. Pao hiểu rằng không thể làm gì được nữa. Chàng thẫn thờ
trở lên boong tầu. Ánh đèn Hán-Khẩu đan trên mặt nước những chuỗi sáng
lấp lánh dài đặc. Chàng nhìn mãi đường sáng cong vòng của bờ sông cho
đến khi nó chỉ còn là một màn sáng mờ hắt lên trời như một lớp sương mù
đỏ và vàng của một thành phố bốc cháy.
Những ngày và đêm kế đó chỉ là một nỗi lo buồn ghê sợ đối với Pao, bởi vì
khoảng cách giữa chàng và tôi càng ngày càng lớn. Chàng nghe các sỹ
quan trong Bộ Tham-Mưu trên tầu xì xào những tin đồn, tin thì đúng, tin thì
thất thiệt khiến cho không còn biết đâu là chân đâu là giả nữa... Bây giờ
quân Nhật chỉ việc tiến vào Hán-Khẩu. Chẳng còn gì cản bước họ nữa,
cũng giống như khi họ chiếm Quảng-Châu vậy. Lối vào cửa Bạch-Giang sẽ
bị cắt đứt. Người ta đang sửa soạn lưới ngăn. Người ta sẽ chặn hẳn con
đường đó để ngăn không cho quân Nhật tiến về Trường-Sa.
Buổi trưa ngày hôm sau, tầu bay địch bắt gặp chiếc tầu. Đám hành khách
vội ào đi kiếm chỗ núp. Tầu không mang một lá cờ, một dấu hiệu nào khả
dĩ có thể xác định nó. Từ trên trời, người ta chỉ thấy một chiếc tầu bé xíu
không có hộ tống. Có lẽ quân Nhật đã cho rằng chiếc tầu quá vô danh để
chở những nhân vật quan trọng. Tầu bay đảo vòng trên trời rồi bay đi. (Sau
này chúng tôi được tin họ đã bắn phá và đánh đắm một chiếc tầu chở hơn
năm ngàn dân tản cư mà phần lớn là đàn bà và trẻ con. Bộ Tổng-Tham-
Mưu và gia đình các sỹ quân đã phải trả cái giá quá đắt như vậy để thoát
hiểm.)
Ngay khi lên bờ, Pao lập tức xin nghỉ phép ba ngày, sau khi dò biết chàng
sẽ phải tìm Bộ Tổng-Tham-Mưu ở đâu, chàng leo lên một chiếc tầu Anh đi
Trường-Sa về Hán-Khẩu. Sự yên tĩnh và vắng vẻ khiến chàng bỡ ngỡ so
với cảnh náo loạn của con tầu mà chàng vừa rời. Chàng lang thang trên tầu,
lòng nóng như lửa đốt. Chàng chạy xuống phòng máy hàng chục lần để
thúc cho tầu chạy nhanh hơn với cái ý nghĩ thủy lộ sắp bị đóng luôn ám ảnh