ẾCH - Trang 34

nào dám chui ra?”. Bà nội vẫn gân cổ cãi lý: “Trẻ con đưa nào mà
chẳng thích chuyện náo nhiệt? Nghe tiếng phèng la vui thế này, có
lẽ nào chúng lại chẳng chịu chui ra mà xem?”. Sau đó cô tôi nói, cô
túm chặt lấy chân tôi rồi kéo mạnh ra như người ta nhổ củ sắn vậy.
Tôi biết đó chỉ là lời nói đùa mà thôi.

Sau khi đỡ đẻ cho Trần Tị và tôi, mẹ Trần Tị và mẹ tôi trở thành

hai người tuyên truyền mang tính nghĩa vụ tích cực nhất cho cô tôi.
Họ đi đến đâu cũng nói chuyện về cô tôi. Vợ của Viên Liễm cũng
như Đỗ Bột hễ gặp ai là lại đem chuyện kỹ thuật đỡ đẻ cao siêu của cô
tôi ra mà tán dương. Do vậy mà tiếng tăm của cô nổi như cồn,
không ai thèm đoái hoài đến mấy “lão bà bà” thủ cựu nữa, họ
nhanh chóng bị lịch sử chôn vùi.

Từ năm 1953 đến năm 1957, nền kinh tế đất nước phát triển

mạnh. Quê hương tôi cũng nhờ mưa gió thuận hòa nên được mùa
mấy năm liên tiếp. Người ta đã được ăn no, mặc ấm nên tính
thần phấn chấn hẳn lên, đàn bà con gái đua nhau mang thai, đua
nhau đẻ. Có thể nói, đó là thời kỳ bận rộn nhất của cô tôi. Trên mỗi
con đường, mỗi ngõ vắng của mười tám thôn thuộc huyện Đông
Bắc Cao Mật đều để lại dấu bánh xe của cô, mọi khoảng sân vườn
đều để lại dấu chân của cô.

Từ ngày 4 tháng 4 năm 1953 đến ngày 3 tháng 12 năm 1957, cô

tôi đã tiến hành 1612 ca đỡ đẻ, đưa ra với đời 1645 đứa trẻ. Trong đó
có sáu đứa chết nhưng trong số đó lại có năm đứa đã chết trong
bụng mẹ, một đứa mắc bệnh bẩm sinh. Thành tích quá sức huy
hoàng, quá sức hoàn mỹ!

Ngày 17 tháng 2 năm 1955, cô tôi gia nhập đảng Cộng sản Trung

Quốc. Đó cũng là ngày mà cô đỡ đẻ cho đứa trẻ thứ 1000. Đứa trẻ
ấy chính là bạn học của tôi - Lý Thủ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.