gì bày biện trong phòng hiện ra rõ ràng trước mắt chúng tôi. Mấy
khung cửa sổ của căn phòng này đều đóng im ỉm, ba bức tường phía
đông, nam và bắc đều gắn đầy những miếng gỗ, trên mỗi
miếng gỗ là một con búp bê bằng đất.
Cô tôi đặt con búp bê trên tay xuống miếng gỗ cuối cùng trên
bức tường phía đông rồi lùi mấy bước, đến chiếc bàn thờ nho nhỏ
đặt giữa phòng, lấy ba nén nhang đốt lên, quỳ xuống, chắp tay và
bắt đầu lầm rầm khấn vái.
Chúng tôi cũng vội vã quỳ theo cô một cách vô thức. Tôi không
biết mình phải khấn vái điều gì, trong đầu óc tôi lúc này là hình
ả
nh những đứa trẻ con trên tấm bảng quảng cáo trước bệnh viện Gia
Bảo hiện ra rõ mồn một, gương mặt và điệu bộ của từng đứa từng đứa
lướt qua và bỗng dưng, trong lòng tôi chứa đầy cảm giác biết ơn, hổ
thẹn và… sợ hãi. Tôi biết, cô tôi đang tái hiện lại tất cả hình ảnh
những đứa trẻ đã từng bị cô lôi ra khỏi bụng mẹ chúng khi chưa đủ
ngày tháng thông qua bàn tay điêu luyện của dượng tôi. Và tôi nghĩ,
có lẽ cô đang dùng cách này để an ủi, để bù đắp những dằn vặt,
những ân hận trong lòng cô. Nhưng cũng không nên trách cô tôi về
điểm này, bởi một lẽ vô cùng đơn giản là nếu cô không làm thì người
khác cũng sẽ làm. Vả lại, những người đàn bà mang thai một cách phi
pháp ấy cũng không thể chối bỏ được trách nhiệm thuộc về mình.
Nếu nghĩ sâu hơn chút nữa thì, nếu không có những người ra tay
làm những công việc ấy thì Trung Quốc hôm nay sẽ như thế nào,
điều này không nói nhưng ai cũng ngấm ngầm tự hiểu.
Khấn vái xong, cô tôi đứng dậy, gương mặt điểm nụ cười, nói:
“Tiểu Bão, “Tiểu sư tử”, các cháu đến thật đúng lúc, tâm nguyện của
ta đã hoàn thành. Các cháu hãy nhìn cho kỹ, những đưa trẻ này, đứa
nào cũng có một cái tên. Ta để bọn chúng tập trung lại đây để tất cả
có thể hưởng được những cúng dường của cô. Sau khi có được tính
linh, chúng sẽ đến những nơi nào mà chúng cần đến để có thể